CẤY CHỈ MINH QUANG: CẤY CHỈ, MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH GÚT HIỆU QUẢ CAO
Bệnh gút còn được gọi là bệnh “không đi được”, “bệnh của những ông vua”, “bệnh của nhà giầu…”Bệnh gút là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều axit uric trong máu.
Thường thì bệnh gút xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái và cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gút. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này.
Bệnh gút còn được gọi là bệnh “không đi được”, “bệnh của những ông vua”, “bệnh của nhà giầu…”Bệnh gút là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều axit uric trong máu.
Thường thì bệnh gút xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái và cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gút. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này.
Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh gút
Thường thì khi tích tụ tinh thể acid uric trong khớp và các mô bao quanh tới một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng va rất mềm ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái. Triệu chứng này còn được gọi là podagra. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
Ngoài sự khó chịu ở các khớp, khi quan sát các khớp bị bệnh da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động. Bệnh gút có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Một số người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gút thông thường. Đến khi các triệu chứng gút xuất hiện, lượng acid uric đã tích tụ trong máu và kết tủa axit uric đã có trong một hay nhiều khớp rồi. Ngón chân cái là ngón hay bị nhất, tuy nhiên khớp bàn chân mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị sưng. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy nhất là khuỷu tay và đầu gối. Những cơn đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là "bong gân" dù rằng người bệnh không hề bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều. Những cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau đến cả tháng. Đa só những người bị cơn đau thứ nhì trong 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không được chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian, cũng có một số trường hợp đặc biệt không có lần đau thứ 2.
Diễn biến của bệnh gút
Thường thì bệnh gút diễn biến theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu hầu như độ uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng cụ thể, sau đó các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột: đó là cơn đau gút. Có khoảng 10-25% người bị gút sẽ bị sỏi thận, 10-40% người bị gút có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp. Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.
Về sau này, ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn.
Nếu không điều trị tích cực, lâu ngày có thể dẫn tới gút mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp. Bệnh gút có nguy cơ cao ở nam giới độ tuổi 40 - 45, nữ giới mãn kinh, người có tiển sử gia đình bị gút, người bị các tổn thương khớp, xơ vữa động mạch...
Lời khuyên của thầy thuốc: Với những người đang bị bệnh gút rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, bia; nên uống nhiều nước và chất lỏng mỗi ngày.Nên ăn một số thực phẩm như rau hoa quả như táo, lê, rau cải, bắp cả, khoa tây, dua leo (dưa chuốt), khoai, sắn…Kiêng ăn canh chua dọc mùng, giá đỗ, thịt, cá, trứng vịt lộn, hải sản, phủ tạng động vật…Nên uống nhiều nước mỗi ngày để tăng đào thải ucid uric. Khi đau cấp nên dùng thuốc muối (thường dùng chữa đau dạ dầy) pha với nước lọc 5-10g/ 1lit nước uống mỗi ngày để trung hòa acid uric, giảm đau nhanh. |
Cấy chỉ điều trị bệnh gút là một phương pháp có hiệu quả tốt, giảm đau nhanh, có thể phòng ngừa các cơn gút cấp. Cơ sở khoa học của phương pháp này là cấy chỉ vào các huyệt đạo có tác dụng điều chỉnh sự rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể, kích thích tăng sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau chống viêm mạnh như Adenosin, beta endorphin… Ngiên cứu tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang cho thấy trên 90 % bệnh nhân gút đáp ứng với điều trị. Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. BS Quách Tuấn Vinh – giám đốc Trung tâm cấy chỉ Minh Quang |
|
Ông Phùng Văn Cừ (1964) ở Gia Lâm - Hà Nội, nghề nghiệp lái xe cho biết: Năm 1993 tôi đã mắc bệnh gút, đã uống thuốc điều trị tại nhà ổn định. Năm 2004 bệnh tái phát. Ngày 19.6.2009 thấy đau nhức ngón chân cái kèm theo sưng đỏ, sau đó các khớp gối, vai, khuỷu tay đau nhức nhiều. Về đêm đau nhiều hơn, tôi đã uống thuốc Đông y và đi khám BV nhưng không thấy đỡ đau các khớp. Ngày 29.6.2009 khi đến Trung tâm cấy chỉ - PHCN khám và điều trị. Gia đình phải diù tôi mới đi được vì đau. Khớp khuỷu tay P sưng đỏ tấy. Tôi đã được cấy chỉ điều trị, ngay sau điều trị đỡ đau, về đã đi lại được. Chỉ qua 05 lần điều trị, khớp khuỷu tay P hết sưng đau, cử động bình thường, các khớp khác cũng hết đau, tôi vẫn có thể lái xe được như trước.
BS Quách Tuấn Vinh cho biết: Đây là một ca bệnh gút nặng, đã có biến chứng viêm khớp khuỷu tay P, tràn dịch khớp. Khớp khuỷu tay phải của bệnh nhân sưng, nóng, đỏ, tập trung nhiều dịch. Tại PK chúng tôi đã phải trích rạch tháo ra rất dịch như chất bã đậu. Rất may cho bệnh nhân là đã giữ được khớp khuỷu tay không bị biến chứng làm mất khả năng vận động của cánh tay phải.
Bài viết liên quan
- CẤY CHỈ ĐIỀU THÀNH CÔNG HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
- CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
- CUỘC SỐNG HỒI SINH SAU VIÊM NÃO VIRUS
- THOÁT TÀN PHẾ VÌ THOÁI HÓA CƠ TỦY NHỜ CẤY CHỈ
- ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY THỰC QUẢN
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐẠO – HIỆU QUẢ BẤT NGỜ CHO CĂN BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ EM
- BƯỚC TIẾN MỚI GIÚP NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ THOÁT KHỎI TÀN PHẾ
- CẢI THIỆN TẦM NHÌN, TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TEO THẦN KINH THỊ GIÁC
- CẤY CHỈ - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HIỆU QUẢ CHO TRẺ BẠI NÃO
- CẤY CHỈ MINH QUANG: VIÊM MŨI DỊ ỨNG, VIÊM XOANG - CĂN BỆNH TRỜI HÀNH!