THOÁT TÀN PHẾ VÌ THOÁI HÓA CƠ TỦY NHỜ CẤY CHỈ

Thaosi hóa cơ tủy là bệnh có liên quan đến đột biến gen, và là bệnh khó c hữa. Cấy chỉ Bản sắc Việt đã mang lại hạnh phúc cho những trẻ mắc căn bệnh khó này


 
Thoái hóa cơ tủy là bệnh di truyền, tiên lượng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế cho người mắc bệnh. Điều khổ tâm cho người bệnh là hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Phục hồi chức năng (PHCN) di chứng bệnh thoái hóa cơ tủy vẫn còn là khó khăn trong y học. Nhưng chỉ với phương pháp cấy chỉ đã giúp những ca bệnh khó này phục hồi và trở lại với cuộc sống bình thường như bao người.
 
Điều kì diệu cho ca bệnh khó
Thoái hóa cơ tủy (Spinal muscular atrophy - SMA) là bệnh thần kinh cơ, di truyền lặn do đột biến gen trên nhiễm sắc thể. Bệnh SMA đặc trưng bởi sự suy yếu của các cơ gốc chi đối xứng do thoái hóa tuần tiến của các tế bào sừng trước tủy sống. Vùng gen gây bệnh của cả ba thể lâm sàng nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 5, có kích thước 750 Kb và có cấu trúc phức tạp. Đối với thể bệnh Werdnig -Hoffmann, OMIM 25330 thường xuất hiện với trẻ trước 6 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện khó thở, khó nuốt, giảm trương lực cơ toàn thân nặng, mất phản xạ gân xương, co rút cơ cục bộ (lưỡi, mặt), không tự ngồi được. Trẻ phát triển tinh thần bình thường. Thể thứ 2 là OMIM 253550 xuất hiện trước 18 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động, có thể ngồi được nhưng không đứng và đi được. Có biến chứng cong vẹo cột sống và nuốt khó. Trẻ phát triển tinh thần bình thường. Với thể thứ 3 là bệnh Kugelberg-Welander, OMIM 253400 thì xuất hiện sau 2 tuổi. Trong trường hợp này trẻ chậm phát triển vận động, tự đi được nhưng muộn. Có các biểu hiện của yếu cơ gốc chi, co rút cơ, cong vẹo cột sống, nhưng tinh thần phát triển bình thường.
Trong thực hành lâm sàng nhi khoa, việc chuẩn đoán nguyên nhân của các trường hợp yếu cơ gốc chi nguồn gốc tổn thương thần kinh ngoại vi thường rất phức tạp, đặc biệt là trong trường hợp giảm trương lực cơ ở trẻ nhũ nhi (floppy infants). Nguyên nhân gây ra bệnh cảnh lâm sàng “floppy child” rất phức tạp và đa dạng trong đó có SMA. Do đó việc phát hiện đột biến ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ SMA là rất cần thiết. Đây là bước khởi đầu cho tư vấn di truyền và chuẩn đoán trước sinh. SMA là bệnh di truyền lặn đồng hợp tử trên nhiễm sắc thể, có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Người bố hoặc người mẹ mang gen bệnh tuy không có biểu hiện bệnh nhưng sẽ truyền gen bệnh cho con. Trong trường hợp người bố và người mẹ đều mang gen bệnh thì khả năng người con bị bệnh là 25% và 50% người con mang gen bệnh. Còn trong trường hợp người bố hoặc mẹ là người lành, kết hôn với người mang gen bệnh thì tỷ lệ người con mang bệnh là 50%.
Đây là bệnh di truyền có tiên lượng nặng và để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Bệnh nhân loại 1 và loại 2 thường chết sớm trong thời kỳ sơ sinh hoặc lứa tuổi học đường do các biến chứng viêm phổi và suy hô hấp. Còn đối với bệnh nhân loại 3 thường mất khả năng đi lại, tàn phế và có thể tử vong ở tuổi trưởng thành. Vì thế, những di chứng về vận động của người bệnh sẽ trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội khi bệnh nhân có nguy cơ trở thành “phế nhân”.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào điều tri đặc hiệu cho căn bệnh này. Đặc biệt, cho đến nay cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh thoái hóa cơ tủy cho người bệnh. Do đó, việc điều trị là chủ yếu là hỗ trợ bệnh nhân nâng cao thể trạng. Việc phục hồi chức năng chủ yếu là tập luyện phục hồi và áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu như điện xung, điện phân, bó nến… Quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh theo phương pháp truyền thống (tập phục hồi và áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu) đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, người bệnh thường phải gắn liền với các cơ sở phục hồi chức năng. Do di chứng sau thoái hóa cơ tủy khá nặng nề, có thể khiến người bệnh bị tàn phế nếu PHCN không thành công. Tuy nhiên, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là phương pháp mới hữu hiệu trong phục hồi chức năng di chứng do thoái hóa cơ tủy.
Trao đổi về vấn đề này, Thầy thuốc ưu tú, đại tá, bác sĩ Quách Tuấn Vinh - chuyên gia hàng đầu về ứng dụng phương pháp cấy chỉ vào điều trị - PHCN cho biết: Cơ sở khoa học của phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là cơ sở của châm cứu. Dưới tác động vào huyệt đạo, có thể kích thích phục hồi cơ - thần kinh, thay đổi trường lực cơ. Đặc biệt, các huyệt đạo có thể tương ứng với các điểm nhạy cảm thần kinh, hoặc rễ thần kinh. Mặt khác, tại các cơ liệt, dưới tác dụng của châm cứu làm cho mạch máu giãn nở có tác dụng tăng cương dinh dưỡng tại chỗ. Vì vậy, đối với bệnh thái hóa cơ tủy, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo có thể mang lại hiệu quả phục hồi các chức năng sống cho người bệnh. Các nhà khoa học nước ngoài cũng đã khẳng định châm cứu có thể kích thích phục hồi các tổ chức thần kinh bị tổn thương..
 
Thoát tàn phế nhờ cấy chỉ
Gặp gỡ bé Trần Hoàng Huy (7 tuổi, ở Ninh Bình) bị bệnh thoái hóa cơ tủy, cậu bé này không thể nói, không thể sống như những đứa trẻ bình thường khác. Chị Nguyễn Thu Huyền, mẹ của bé Huy chia sẻ: “Ngày trước, khi cháu mới sinh ra đã có biểu hiện bất thường không khóc, không lẫy, cả nhà cho rằng cháu lẫy muộn. Đến 7 tháng tuổi bắt đầu tập lẫy nhưng chỉ nằm bất động. Lúc đó vì gia đình quá vui mừng vì cháu chào đời nên cũng không ai để tâm nhiều. Ít lâu sau, cháu vẫn không thể nói sõi như những bé khác. Gia đình đã cố gắng gom tiền đưa cháu đi chữa trị, phục hồi ở nhiều nơi nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Sau nhiều lần chữa trị không có kết quả và được các y bác sĩ trả về thì gia đình đã không còn hi vọng nữa. Đến năm 2009, qua lời giới thiệu của một số người quen tôi đưa cháu lên Hà Nội để phục hồi bằng phương pháp cấy chỉ và bệnh tình đã có tiến triển hơn mong đợi”.
Được biết, sau lần điều trị thứ 6 bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo thì bệnh nhi Trần Hoàng Huy đã có thể vận động nhẹ được như: tự leo lên giường, tự tập đứng vững và tự vệ sinh cá nhân được. Đến liệu trình thứ 13, bé Huy đã chạy nhảy bình thường và đặc biệt là bắt đầu nói được. Mẹ của bé Huy cũng khẳng định, nhờ phương pháp cấy chỉ mà giờ đây Huy đã bắt đầu cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người.
Khẳng định về hiệu quả của phương pháp này, bác sĩ Quách Tuấn Vinh nhấn mạnh, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo trong PHCN bệnh thoái hóa cơ tủy có ưu điểm “phổ biến” với các đối tượng bệnh và không chống chỉ định cho các trường hợp bệnh. Chính điều này giúp tạo thêm nhiều cơ hội phục hồi hiệu quả cho bệnh nhân thoái hóa cơ tủy hiện nay. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ của người bệnh mà xây dựng phác đồ PHCN riêng, phù hợp bằng phương pháp cấy chỉ. Là bệnh tiên lượng nặng do di chứng bệnh thoái hóa cơ tủy nên liệu trình PHCN bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo với bệnh tối thiểu là 10 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày. Tùy theo kết quả của PHCN mà quyết định liệu trình điệu trị của người bệnh . “Tính ưu việt của phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo trong PHCN bệnh thoái hóa cơ tủy còn giúp người bệnh chỉ cần điều trị ngoại trú mà không cần nằm viện. Cứ 15 - 20 ngày mới phải điều trị - PHCN 1 lần. và có thể phục hồi di chứng bệnh hoàn toàn hoặc một phần. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh lý”.
Nhận định về phương pháp này, Phó giáo sư Cao Minh Châu, nguyên trưởng bộ môn PHCN Đại học Y Hà Nội khẳng định: “ Các huyệt đạo trong Đông y có liên quan mật thiết với các điểm kích thích thần kinh và các tiết đoạn thần kinh của y học hiện đại. Kích thích vào huyệt đạo bằng các biện pháp như cấy chỉ, châm cứu,
điện châm, thủy châm là hiệu quả. Chúng tôi cũng đánh giá cao phương pháp cấy
chỉ vào huyệt đạo áp dụng PHCN các trường hợp thoái hóa cơ tủy, liệt do các nguyên nhân, bại não… Nên kết hợp giữa cấy chỉ vào huyệt đạo và tập phục hồi
chức năng theo phương pháp truyền thống để đạt hiệu quả cao”.
 
 Hiền Anh
(Báo Sức khỏe Cộng đồng)
 
 

Nhạc nền