ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY THỰC QUẢN

Trào ngược dạ dày thực quản là một thách thức của y học. Hiện điều trị khỏi là rất khó khăn. TUy vậy, cấy chỉ đã mang lại nhiều thành quả, giúp cho người bệnh trở lại cuộc sống bình thường


 
 
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến nhưng dễ gây ra những biến chứng khó lường. Hầu hết phương pháp chữa trị hiện nay đều phải sử dụng thuốc trong điều trị, nhưng hiệu quả điều trị không cao, nhiều người bệnh theo đuổi điều trị bằng thuốc khá tốn kém trong nhiều năm mà không thể khỏi bệnh. Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là một bước tiến mới trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc.
 
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản là một thách thức của y học
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gây ra do sự trào ngược quá nhiều chất a xít của dịch vị lên thực quản làm hư hại và lở loét thực quản. Dịch tiêu hóa của dạ dày tá tràng bao gồm dịch vị, dịch mật được tiết ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do tính chất kích thích của dịch tiêu hóa trong dạ dày như a xít HCI, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, nên sẽ gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng.
Bệnh có triệu chứng nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực thấp lan lên cổ, ợ chua, ợ trớ thức ăn hoặc dịch vị lên miệng. Đặc biệt, cảm giác đau tức, nghẹn ở trên xương ức do dịch tiêu hóa trào sang kích thích vào thực quản là một trong những triệu chứng cơ bản nhất. Khoảng 2/3 bệnh nhân cũng có triệu chứng ăn không tiêu (đau hoặc khó chịu vùng thượng vị) và khoảng 40% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng khác như khó nuốt, nuốt đau, khó thở về đêm, nôn ra máu hay sụt cân… Cảnh báo khả năng bệnh nặng, có biến chứng hay bệnh lý khác.
Hiện tượng đau ngay sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn nhiều, thường do dạ dày bị quá tải, không còn chỗ chứa, khiến dịch vị và thức ặn bị trào ngược lên. Trong một số trường hợp, a xít dạ dày có thể trào ngược lên tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt.
Theo TS.Pfanner, chuyên gia dạ dày - ruột tại Texas (Mỹ), a xít dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ làm viêm, sưng nề dây thanh quản. Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Cũng theo TS.Pfanner, a xít bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt. Căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản và ung thư thực quản, ung thư thanh quản. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian sẽ gây tổn hại nhất định cho thực quản.
Hiện nay, điều trị trào ngược dạ dày thực quản là một thách thức lớn của y học do sự khó khăn của nó trong điều trị. Thông thường, các biện pháp điều trị bệnh được sử dụng bao gồm: uống thuốc, phẫu thuật kèm theo thay đổi lối sống và các thủ thuật khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản là các thuốc ức chế bơm proton (PPI) như: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole… có tác dụng kiểm soát tiết chế a xít và liền sẹo dạ dày.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp điều trị bằng những loại thuốc này đều bị tác dụng phụ có thể kể đến như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Điều này dễ dẫn đến nguy cơ tăng cao khả năng biến chứng của bệnh.
Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Đó là các phương pháp tạo ra nếp gấp đáy vị (phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet) hoặc phương pháp can thiệp qua nội soi khâu tạo hình cơ vòng dưới thực quản qua nội soi, hoặc tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ. Đây là phương pháp có thể đạt hiệu quả chống trào ngược 80% - 90%. Xong phẫu thuật cũng có nguy cơ tử vong và có tới 30% số người sau mổ có triệu chứng nặng nề như chướng hơi, khó nuốt, không ợ được. Và thậm chí có trường hợp bị biến chứng hẹp thanh quản.
 
“Bước tiến” mới trong điều trị căn bệnh “khó”
Cách đây 8 năm, chị Vũ Thị Tươi quê ở thị trấn Bình Mỹ, Bình Lục, Hà Nam được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bị căn bệnh đeo bám nhiều năm dù đã đi khám chữa ở khắp nơi nhưng vẫn không khỏi. Khoảng thời gian bị bệnh, cuộc sống của chị Tươi luôn “chìm ngập” trong những cơn rát họng kéo dài mỗi năm. Chị Tươi cho biết : “Đi khắp nơi, ở bệnh viện nào cũng chẩn đoán tôi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng đều khuyến cáo không thể chữa khỏi hoàn toàn. Cứ thế suốt mấy năm liền, tôi đều bị những cơn rát họng hành hạ. Mỗi lần như thế, họng luôn có đờm và rát cổ như bị bỏng. Nhiều khi đau họng đến mức tưởng chừng như nuốt phải trấu. Lâu dần bệnh càng nặng, giọng tôi cũng khàn đặc hơn nên nói cũng khó nghe hơn. Mỗi lần đi khám là một lần phải nội soi dạ dày. Đã qua 7 lần nội soi mà bệnh đâu vẫn hoàn đấy”
 
Nhớ lại khoảng thời gian bị bệnh, chị Tươi luôn mặc định suy nghĩ của mình rằng sẽ chung sống với căn bệnh này suốt đời. Những cơn đau rát họng vì dịch vị dạ dày trào lên thực quản khiến chị Tươi luôn trong tình trạng khó chịu và ngại nói. Để thoát khỏi cơn đau rát, chị Tươi đã nhiều lần xông họng nhưng thuốc lại ảnh hưởng đến dạ dày và bệnh càng tái phát mạnh hơn. Việc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày tiêu tốn của gia đình chị mỗi năm đến vài chục triệu với đủ các chi phí. Thuốc đã trở thành “món ăn” không thể thiếu mỗi ngày của chị. Không có ngày nào chị Tươi không phải uống thuốc.
Tìm đến phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo thông qua lời giới thiệu của một vài người bạn đã từng chữa trị, chị Tươi quyết định thử nghiệm với suy nghĩ “may rủi”. “Khăn gói lên Hà Nội để chữa bệnh nhưng thật ra tôi vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Sau lần điều trị đầu tiên thì 10 ngày sau bệnh đã bắt đầu thuyên giảm nhiều. Chứng ợ chua, đờm đặc hay rát họng đều ít dần đi. Đến liệu trình thứ 3 thì bệnh đã khỏi hẳn. Hai năm nay tôi đã khỏi bệnh và không phải uống thuốc điều trị như trước đây. Kinh tế đỡ khó khăn hơn vì không phải lo chi phí thuốc men như trước”.
Trao đổi về vấn đề này, thầy thuốc ưu tú, đại tá, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho biết: “Nhiều trường hợp kháng thuốc, điều trị bằng thuốc giảm tiết dịch vị, chống co thắt, kháng sinh, bao phủ niêm mạc… không đạt hiệu quả nhưng vẫn có thể điều
trị thành công bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo. Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ có tỷ lệ đạt kết quả là 93%. Đặc biệt là không có tác dụng phụ, không có biến chứng trong điều trị như một số phương pháp khác”.
“Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị các bệnh lý khác kèm theo như thoái hóa cột
sống, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, viêm đa khớp, mất ngủ, tiểu đêm, bốc hỏa, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, viêm thanh quản…”, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho biết thêm.
 
Hiền An
(Báo Sức khỏe Cộng đồng)
 

Nhạc nền