CUỘC SỐNG HỒI SINH SAU VIÊM NÃO VIRUS
Viêm não do virus để lại nhiều di chứng, người bệnh có thể trở thành phế nhân nếu không phục hồi chức năng không thành công. Cấy c hỉ Bản sắc Việt đã mang lại hạnh phúc c ho nhiều gia đình.
Mùa hè là thời điểm bùng phát “cơn bão” viêm não virus. Đây là bệnh có diễn biến nặng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên tới 70% và số sống sót thì di chứng tâm - thần kinh chiếm khoảng 2,5%.
Thực tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Phục hồi chức năng (PHCN) di chứng sau viêm não virus còn là khó khăn của y học thế giới. Phương pháp cấy chỉ và huyệt đạo đã giúp không ít người bệnh phục hồi được di chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hi vọng mới cho di chứng viêm não virus
Viêm não do virus là bệnh lưu hành thường xuyên ở nước ta, trọng tâm là viêm não Nhật Bản. Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Một số ví dụ điển hình là do herpes virus, do arbovirus lây truyền do muỗi, hoặc các côn trùng khác; bênh dại gây lên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm não thứ phát có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như sởi, quai bị, rubella (sởi Đức)…
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Yến - Trưởng khoa Dịch tễ - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Bệnh viêm não virus do rất nhiều căn nguyên gây ra, trong đó khoảng 30-40% là do viêm não Nhật Bản, còn lại chưa rõ nguyên nhân. Trong số này mới chỉ có vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản và các bệnh sởi, rubella, quai bị…”.
Ở Việt Nam, điển hình là bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa hè, phổ biến vào tháng 5 đến tháng 8, đỉnh cao của bệnh là tháng 6. Đây là mùa có nhiều quả chín, mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài muỗi truyền bệnh và các loại chim mang mầm bệnh. Lứa tuổi mắc bệnh thường là 1-15 tuổi, trong đi nhóm có nguy cơ cao từ 1-9 tuổi.
TS.Trần Như Dương - Phó Giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh: “Mùa hè là thời điểm mà bệnh viêm não do virus gia tăng mạnh nhất ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, bởi bệnh bao giờ cũng gia tăng mạnh nhất trong mùa hè. Là bệnh có diễn biến phức tạp và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa kịp thời”.
Di chứng của bệnh viêm não do virus gây ra đối với người bệnh là những tổn thương nặng nề như: liệt, mất khả năng kiểm soát vận động cơ, động kinh, thay đổi nhân cách, suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ… Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể dẫn đến bại não. Vì thế, những di chứng về tinh thần, vận động của người bệnh sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội khi không thể sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Cho đến nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Mặc dù có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất cả. Do đó, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân và điều trị triệu chứng. Trong đó, PHCN có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục các chức năng sống của cơ thể. Do di chứng sau viêm não khá nặng nề, có thể đưa người bệnh đến tàn phế nếu PHCN không thành công.
Nhận xét về vấn đề này, PGS.TS.Cao Minh Châu, Trưởng bộ môn PHCN Đại học Y Hà Nội cho hay: “Phục hồi chức năng di chứng vận động, tâm thần kinh ở trẻ sau viêm não virus là rất khó khăn, phụ thuộc và độ tuổi, mức độ bệnh lý, nguyên nhân viêm não… Kỹ thuật phục hồi chủ yếu hiện nay là tập phục hồi và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Nhiều bệnh nhi di chứng viêm não phục hồi tốt, nhưng có thể là không phục hồi được hoàn toàn và thời gian phục hồi chức năng thường là lâu dài”.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng cấy chỉ và huyệt đạo đang là phương pháp mới phục hồi chức năng di chứng do viêm não virus có hiệu quả. Trao đổi về vấn đề này, thầy thuốc ưu tú, đại tá, Bác sĩ Quách Tuấn Vinh - chuyên gia về phương pháp cấy chỉ điều trị - phục hồi chức năng cho biết: “Trong y học hiện đại, nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy, khi một số các trung khu não bộ bị tổn thương thì các trung khu khác có hiện tượng bù đắp chức năng giúp cơ thể duy trì chức năng sống. Dưới tác động vào huyệt đạo, phương pháp cấy chỉ có thể kích thích các trung khu thần kinh ở vỏ não phục hồi hoặc bù đắp chức năng, kích thích phục hồi thần kinh - cơ, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ các vùng cơ liệt… Ngoài ra, còn phục hồi các chức năng vận động (liệt cứng, liệt mềm) và chức năng tâm - thần kinh như rối loạn tâm thần (trầm uất, kích động…), động kinh, rối loạn ngôn ngữ (câm, nói lắp…), suy giảm trí nhớ…Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng khẳng định rằng, châm cứu có tác dụng kích thích sự phục hồi các tổ chức thần kinh.”
Do việc đánh giá các tổn thương vi thể ở não là rất khó khăn. Vì vậy, rất khó tiên lượng trong qua trình điều trị - PHCN di chứng sau viêm não virus. Chỉ có thể tiên lượng thông qua quá trình điều trị - PHCN. Liệu trình PHCN cơ bản của phương pháp cấy chỉ và huyệt đạo là ít nhất 10 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, mức độ tổn thương ở não bộ không nhiều, có thể chỉ 2-3 lần cấy chỉ cũng đã thành công. Tùy theo kết quả PHCN mà quyết định liệu trình điều trị của người bệnh.
Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Quách Tuấn Vinh, ưu điểm của phương pháp cấy chỉ và huyệt đạo trong phục hồi chức năng di chứng do viêm não virus là người bệnh chỉ phải điều trị ngoại trú, cứ 15-20 ngày mới điều trị - PHCN một lần, hiệu quả điều trị - PHCN cao hơn so với châm cứu truyền thống.
Phục hồi toàn diện mọi chức năng cho người bệnh
Để chứng thực hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi tìm đến những “nhân chứng” sống đã thành công sau quá trình phục hồi chức năng di chứng do viêm não virus bằng phương pháp cấy chỉ.
Bệnh nhi Nguyễn Khánh Hòa 5 tuổi tại Thủy Nguyên - Hải Phòng có tiền sử khỏe mạnh nhưng đến tháng 12/2013 đột nhiên bị xùi bọt mép, co giật không nói được và không nhận biết được người thân. Ngay lập tức, gia đình đưa bé đến bệnh viện và được các y bác sĩ chuẩn đoán viêm não virus với di chứng rối loạn tâm thần vận động, thần kinh. Sau một thời gian điều trị nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm nên gia đình đã cho bé Hòa xuất viện.
Thương con, gia đình chạy vạy khắp nơi để tiếp tục đưa con đi chữa trị và đang trong lúc tuyệt vọng thì một tia sáng lóe lên với bé Hòa khi tìm đến phương pháp cấy chỉ qua thông tin bạn bè của gia đình giới thiệu. Mẹ của bé Hòa chia sẻ: “Ngày cháu nó được chuẩn đoán viêm não virus gia đình lo lắng vì nghe bảo bệnh này nhiều di chứng về sau. Khi ra viện thì cháu vẫn không thể nói và nhận biết được, không đi lại được.. Cũng may mắn là nhờ phương pháp cấy chỉ nên cháu đã có tiến triển tốt hơn, đến nay đã gần như khỏi hẳn. Cháu đã đi lại được, nói được như bình thường và đã đi học trở lại”.
Được biết, sau 2 lần điều trị đầu tiến bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo thì bệnh nhi Nguyễn Khánh Hòa đã có thể bắt đầu vận động nhẹ như: tập bước đi, vệ sinh cá nhân, có thể nhận biết được người thân, và đặc biệt là cơn động kinh giảm dần. Đến liệu trình thứ 3 thì khả năng phục hồi chức năng có hiệu quả rõ rệt. Mẹ của bé Hòa cũng khẳng định, nhờ phương pháp cấy chỉ mà bé Hòa giờ đây đã có thể đi học bình thường cùng các bạn.
Một trường hợp khác cũng phục hồi thành công do di chứng viêm não virus nhờ
phương pháp cấy chỉ là bệnh nhân Ngô Huy Tuấn tại Dũng Liệt, Yên Phong, Bắc Ninh. Nhớ lại quãng thời gian điều trị - phục hồi cho anh Tuấn, bác sĩ Vinh chia sẻ: “Tôi còn nhớ như in năm 1990 gia đình đưa Tuấn đên điều trị khi đã vô vọng chữa trị ở nhiều nơi. Tình trạng lúc đó của Tuấn được các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương chuẩn đoán là viêm não do virus có di chứng liệt cứng toàn thân. Sau 2 lần điều trị bằng cấy chỉ thì sức khỏe của Tuấn đã bình phục và hết liệt cứng”. Gặp lại Tuấn, ít ai có thể tin rằng giờ đây anh đã khỏe mạnh và có một gia đình hạnh phúc.
Viêm não bản thân nó không thể phòng ngừa ngoại trừ các biện pháp phòng ngừa các bệnh lý có thể dẫn đến viêm não. Các bệnh này thường là những bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em như sởi, quai bị và thủy đậu và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm chủng. Do đó, cần tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mọi người cần thực hiện ăn uống chín và dùng nước sạch, có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện… Tiến hành vệ sinh môi trường như phát quang bụi rậm, thông thoáng cống rãnh… nhằm làm giảm nguy cơ xâm nhập của virus gây viêm não do muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản hay những bệnh viêm não khác.
Hiền Anh
(Báo Sức khỏe Cộng đồng
Bài viết liên quan
- CẤY CHỈ ĐIỀU THÀNH CÔNG HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
- CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
- CUỘC SỐNG HỒI SINH SAU VIÊM NÃO VIRUS
- THOÁT TÀN PHẾ VÌ THOÁI HÓA CƠ TỦY NHỜ CẤY CHỈ
- ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TRÀO NGƯỢC DẠ DẦY THỰC QUẢN
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐẠO – HIỆU QUẢ BẤT NGỜ CHO CĂN BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ EM
- BƯỚC TIẾN MỚI GIÚP NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ THOÁT KHỎI TÀN PHẾ
- CẢI THIỆN TẦM NHÌN, TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TEO THẦN KINH THỊ GIÁC
- CẤY CHỈ - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HIỆU QUẢ CHO TRẺ BẠI NÃO
- CẤY CHỈ MINH QUANG: VIÊM MŨI DỊ ỨNG, VIÊM XOANG - CĂN BỆNH TRỜI HÀNH!