CẤY CHỈ MINH QUANG: CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá phổ biến. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất, đau thường tái phát nhiều lần. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi, tê cóng. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá phổ biến. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất, đau thường tái phát nhiều lần. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi, tê cóng. 
Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.
Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay, tê tay, teo cơ, đau đầu, hoa mắt, trí nhớ giảm... Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau lưng, đau tê chân, đùi, đau thần kinh tọa, chân tê bì, đi lại vận động khó khăn, thậm chí teo cơ, đau thần kinh liên sườn...
Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.
Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống  cổ gây chèn ép rễ thần kinh, tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh  thì bệnh nhân có thể đau mỏi thắt lưng, đau lan xuống bàn chân… Người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được. ..khi bệnh nặng. Các triệu chứng này có thể bị ở một hoặc cả hai bên tùy theo mức độ tổn thương. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương.
Hậu quả của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Điều trị thoát vị đĩa đệm có các biện pháp bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Trong các trường hợp nhẹ có thể chỉ cần uống thuốc và tập thể dục phù hợp là khỏi, nhưng thường người bệnh phát hiện ra muộn, khi có biến chứng như liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, nên phải áp dụng các biện pháp nặng hơn, như trước đây phổ biến là phẫu thuật.
Hiện nay, Trung tâm cấy chỉ Minh Quang đã nghiên cứu thành công công nghệ vi cấy ghép vào huyệt đạo (còn gọi là cấy chỉ) điều trị thành công TVĐ Đ. Ưu điểm nổi bật của phương pháp cấy chỉ Bản sắc Việt trong điều trị TVĐ Đ là kết quả điều trị  có hiệu quả cao, giúp người bệnh tránh khỏi phải phẫu thuật. Những trường hợp tái phát sau phẫu thuật vần có thể áp dụng phương pháp cấy chỉ được. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân không phải đến điều trị hàng ngày do 15 ngày mới điều trị 1 lần. Liệu trình điều trị trung bình 3-5 lần, mỗi lần điều trị 60-90 phút.
Nghiên cứu của Trung tâm cấy chỉ Minh Quang cho thấy: 95% bệnh nhân TVĐ Đ điều trị có kết quả với phương pháp cấy chỉ.
 
 
 

 

Nhạc nền