Viêm họng vào mùa, kháng sinh không phải phao cứu sinh!

Có tới 80% nguyên nhân viêm họng là do vi rút! Trong khi thực tế kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn chứ không có tác dụng với vi rút.

 

Kiến thức sai - con gặp nạn

Chị Phạm Thị Thanh Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) phát hoảng khi đưa con là bé Bin (4 tuổi) đi khám, bác sỹ chẩn đoán bé bị viêm họng nhưng chẳng kê thuốc thang gì. Bác sỹ chỉ dặn dò mẹ theo dõi bé sát sao, xúc miệng, thông mũi và chú ý tới ăn uống, sinh hoạt. Song chị lo lắng cho rằng, chí ít cũng phải cho bé uống vài viên kháng sinh thì mới khỏi được.

Cũng giống chị Huyền và nhiều bậc cha mẹ trẻ khác, chị Thu Hà (giáo viên tiểu học, Mỹ Đình, Hà Nội) cũng cho con uống kháng sinh, đủ loại thuốc ho khi bé chớm bị viêm họng. Triệu chứng sốt có giảm nhưng các cơn ho không dứt, thậm chí dữ dội hơn.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, việc tự ý chẩn bệnh, kê đơn thuốc cho con uống mỗi khi trẻ bị ho, đau họng là thói quen sai lầm của nhiều bậc cha mẹ, có thể dẫn tới nhờn thuốc kháng sinh khi thực sự cần đến.

Cần hiểu biết căn nguyên bệnh và cách xử trí đúng đắn để con luôn khỏe mạnh
Cần hiểu biết căn nguyên bệnh và cách xử trí đúng đắn để con luôn khỏe mạnh

Kháng sinh không phải là phao cứu sinh

Theo thống kê tại khoa Hô hấp, khoa Nhi của nhiều bệnh viện, 80% trường hợp viêm họng là do vi rút như Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virus cúm A/B, viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)... gây ra.

Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: Không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa... Đặc biệt, vào mùa thu đông với không khí khô hanh và lạnh hoặc đột ngột, thay đổi nhiệt độ, bé dễ bị nhiễm lạnh rồi phát sinh bệnh viêm họng. Ngay cả thời tiết oi nóng và sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách cũng có thể khiến bé dễ dàng bị viêm họng. Với các trường hợp này, kháng sinh không có tác dụng.

Chỉ 20% trẻ viêm họng là do vi khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. Chính vì vậy, cha mẹ cho bé dùng kháng sinh ngay sau khi phát hiện bé bị viêm họng là một quyết định vội vàng và mạo hiểm.


Phân biệt viêm họng do vi rút với viêm họng do vi khuẩn qua quan sát vòm họng

Phân biệt viêm họng do vi rút với viêm họng do vi khuẩn qua quan sát vòm họng

Phân biệt viêm họng do vi rút với viêm họng do vi khuẩn

Phân biệt viêm họng do vi rút hay vi khuẩn gây nên không phải là điều đơn giản ngay cả đối với người có chuyên môn. Tuy nhiên, có một số các đặc điểm tương đối sau, cha mẹ có thể tự tránh cho con em mình:

Theo các chuyên gia, trẻ bị viêm họng do vi rút thường có triệu chứng: Đột ngột sốt cao, chảy nước mũi trong, đau họng, ho, đau mình mẩy... Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ suy giảm sau từ 3 - 5 ngày. Loại này chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị từng triệu chứng.

Để hạ sốt, cha mẹ có thể chườm trán cho bé bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, lau người bằng nước ấm, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ.

Đối với trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: ngoài các triệu chứng trên, bé còn bị nôn trớ, đau tai, tức ngực, tím tái... Bệnh sau 5 ngày không giảm mà còn nặng hơn. Lúc này, cha mẹ cũng không nên cho bé dùng kháng sinh mà hãy đưa bé đi trạm xá, bệnh viện ngay. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sỹ chỉ định.

Ngoài ra có thể dùng các thảo dược như Kha tử, và ImmuneGamma® để giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (chảy nước mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, ho, khản tiếng cấp và mãn tính.

Thu Trang

- Theo kinh nghiệm của Trung tâm cấy chỉ Minh Quang, viêm họng do vi khuẩn, vi rus đều có thể ddieuf trị được bằng cấy chỉ vào huyệt đạo. Cơ sở khoa học của phương pháp cấy chỉ là kích thích một số huyệt đạo có tác dụng tằng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm đau, chống viêm, giảm ho...
- Trường hợp trẻ nhỏ ho, đau họng, chảy nước mũi ... có thể tiến triển nhanh đến viêm phế quản, viêm phế quản phổi.

 

- Để được tư vấn về bệnh viêm họng và sức khỏe trẻ em, vui lòng gọi: 0984 101 269

 

Nhạc nền