Tăng huyết áp và đái tháo đường - hai kẻ đồng hành xấu xa - SKDSNews

SKĐS - Phụ nữ bị tăng huyết áp sẽ gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 gấp 3 lần so với phụ nữ có trị số huyết áp bình thường.

Tăng huyết áp và đái tháo đường - hai kẻ đồng hành xấu xa - SKDSNews

  • Được đăng ngày Thứ hai, 28 Tháng 12 2015 23:35
 
 
In bài này
 
tăng huyết áp và đái tháo đường,tăng huyết áp,đái tháo đường,mối liên hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường

SKĐS - Phụ nữ bị tăng huyết áp sẽ gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 gấp 3 lần so với phụ nữ có trị số huyết áp bình thường.

Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh riêng biệt nhưng tiếc thay, chúng có mối liên quan khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau: đã mắc bệnh đái tháo đường thì rất dễ bị tăng huyết áp và ngược lại. Còn khi đã mắc cả hai thì nguy cơ biến chứng rất cao và gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh.

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường

Tăng biến chứng ở người vừa tăng huyết áp vừa đái tháo đường
Theo nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng THA và ĐTĐ thường kết hợp với nhau và tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi. Tỷ lệ bệnh THA ở ĐTĐ týp 2 tăng 2,5 lần so với người không ĐTĐ. Ngược lại, khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ đồng thời bị THA (25% ở người trẻ và 75% người luống tuổi). Theo một nghiên cứu trên các phụ nữ bị THA, sau khi đã loại bỏ các tác động như hút thuốc, nghiện rượu, cân nặng, tiền sử gia đình và một số yếu tố khác, người ta thấy rằng: phụ nữ bị THA sẽ gia tăng nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 gấp 3 lần so với phụ nữ có trị số huyết áp bình thường.
tang-huyet-ap-va-dai-thao-duong
Tăng huyết áp và đái tháo đường có liên quan mật thiết với nhau

Tăng huyết áp góp phần quan trọng làm tăng mức độ nặng, tăng mức độ tàn phế và tỷ lệ tử vong của người bệnh đái tháo đường. Theo nghiên cứu Whitehall ở Anh theo dõi trong 10 năm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ có THA tăng gấp đôi người ĐTĐ không THA. Ngược lại, ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. THA kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ và các mạch máu lớn, nếu không được điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Chẩn đoán là THA ở người ĐTĐ khi mức huyết áp tối đa ≥ 140mmHg hoặc/và huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg. Trên bệnh nhân ĐTĐ týp 1, THA thường đi kèm bệnh lý thận. Trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, THA có thể cùng xuất hiện với các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, các yếu tố này đều có cùng một rối loạn tiềm ẩn là đề kháng insulin và tăng insulin máu. Đặc điểm THA ở người ĐTĐ là tỷ lệ THA tâm thu đơn độc rất cao. Riêng ĐTĐ týp 2, THA gặp ở nữ nhiều hơn nam và huyết áp tâm thu tăng theo tuổi ở nữ chậm hơn. Ngoài mức độ thường gặp cao, bản thân THA làm tăng mạnh các yếu tố nguy cơ vốn đã tăng ở bệnh nhân ĐTĐ. ĐTĐ làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành gấp 2 lần ở nam và 4 lần ở nữ. Khi mắc cả THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ và làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong khi so với bệnh nhân THA nhưng không bị ĐTĐ.
Do tầm quan trọng của mức huyết áp đối với bệnh nhân ĐTĐ nên khi phát hiện THA, các chuyên gia tim mạch khuyên nên làm thêm các xét nghiệm như: siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch 2 chi dưới; siêu âm tim (đánh giá phì đại thất trái, chức năng tâm trương…); tìm microalbumine trong nước tiểu; soi đáy mắt; khám bàn chân; đo chỉ số huyết áp tâm thu còn gọi chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI: Ankle Brachial Index). Nếu có điều kiện, có thể theo dõi huyết áp trong 24 giờ (Holter huyết áp 24 giờ).
TS.BS. Bùi Nguyên Kiểm  Suckhoedoisong.vn
Xuong khop
Xương khớp
 
 

Nhạc nền