Tác dụng chữa bệnh của cây xô thơm

Ngày nay, cây xô thơm chủ yếu được biết đến khi có mặt trong các dịp Lễ Tạ ơn, nhưng cái tên của nó còn cho thấy một quá khứ lẫy lừng. Trong tiếng Anh, một người có trí tuệ tuyệt vời được gọi là “sage”, tức là nhà hiền triết, và “sage” cũng có nghĩa là cây xô thơm. Những người lớn tuổi vẫn đưa ra những lời khuyên thông thái của họ, tiếng Anh gọi là “sage advice”.

 

Tác dụng chữa bệnh của cây xô thơm

 
Sage tea is good for indigestion, sore throat, and many other health issues. (vicuschka/iStock).

Trà xô thơm rất tốt cho chứng khó tiêu, đau họng, và nhiều vấn đề sức khỏe khác. (vicuschka/iStock).

Trong nhiều nền văn hóa cổ xưa, cây xô thơm được xem như một loại thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Hàng ngàn năm qua, người ta đã sử dụng lá xô thơm để nấu ăn, điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe, và xua đuổi tà ma.

Ngày nay, cây xô thơm chủ yếu được biết đến khi có mặt trong các dịp Lễ Tạ ơn, nhưng cái tên của nó còn cho thấy một quá khứ lẫy lừng. Trong tiếng Anh, một người có trí tuệ tuyệt vời được gọi là “sage”, tức là nhà hiền triết, và “sage” cũng có nghĩa là cây xô thơm. Những người lớn tuổi vẫn đưa ra những lời khuyên thông thái của họ, tiếng Anh gọi là “sage advice”.

Một khía cạnh nữa của cây xô thơm có thể được nhìn thấy ở tên khoa học của nó: salvia. Một số người nói rằng cái tên này xuất phát từ tiếng La tinh “salvere” có nghĩa là “sự cứu rỗi”, trong khi những người khác cho rằng nó xuất phát từ từ “salveo” trong tiếng La tinh có nghĩa là “chữa bệnh”.

Có hàng trăm loại xô thơm được tìm thấy trên khắp thế giới. Một số rất phù hợp để làm thực phẩm và thảo dược. Loại xô thơm làm cảnh được trồng vì chúng có những bông hoa đẹp mắt. Một loại xô thơm ở Mexico là một chất gây ảo giác rất mạnh.

Quảng cáo

Tuy nhiên, loại xô thơm mà người ta thường nhắc đến nhất là loại có tên khoa học Salvia officinalis. Những chiếc lá của cây này có dạng hình thuôn, màu xanh – xám, với kết cấu mặt lá có nếp gấp sâu.

Cây xô thơm làm thuốc, ảnh minh họa của Köhler, Medizinal-PFLANZEN, 1887 (Public Domain)

Chiếc máy thanh lọc khổng lồ 

Cây xô thơm là một thành viên của họ bạc hà – một nhóm thực vật bao gồm các thảo dược như oải hương, hương thảo, húng quế, và bạc hà. Cây xô thơm tươi có mùi gần như mùi đất, hơi mốc cùng với những nốt hương giống bí ngô và cây thông.

Cây xô thơm từng được đánh giá cao trong thế giới cổ đại về khả năng thanh lọc của nó. Người La Mã cổ đại sử dụng lá xô thơm để bảo quản thịt. Bác sĩ Hy Lạp Dioscorides đã khuyên rằng nên trà xát lá xô thơm để làm sạch vết thương và cầm máu. Những người Mỹ bản địa đốt các bó cây xô thơm như một phương pháp thanh lọc năng lượng cho con người, nhà cửa, và các đồ vật. Ngày nay, khoa học hiện đại đã xác nhận rằng cây xô thơm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, và các đặc tính kháng virus.

Cây xô thơm có lợi ích cho toàn bộ cơ thể, nhưng nó đặc biệt có lợi cho miệng và cổ họng. Người Mỹ bản địa sử dụng cây xô thơm như một loại bàn chải đánh răng để làm sạch miệng sau bữa ăn.

Ngày nay, các bác sĩ  chữa bệnh bằng thảo dược đều sử dụng cây xô thơm để trị các mô bị viêm trong miệng, chẳng hạn như viêm nướu răng, chứng loét mồm và chảy máu lợi. Cây xô thơm cũng là một trong những loại thảo mộc tốt nhất để làm dịu cổ họng bị đau, cũng như đối với viêm amiđan, viêm thanh quản, và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Việc thanh lọc bằng cây xô thơm cũng giúp tiêu hóa, đặc biệt là các chất béo. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, hãy nghĩ đến việc uống trà xô thơm sau bữa ăn của bạn. Nó mang lại lợi ích cho gan và khuyến khích túi mật thải ra mật. Cây xô thơm cũng giúp ích khi bị đau đầu do làm việc trí óc quá mức. Có lẽ đó là lý do tại sao nó là loại thảo dược đặc trưng cho Lễ Tạ Ơn.

Cây xô thơm cũng còn có đặc tính làm se nhờ khả năng điều hòa chất lỏng. Điều này khiến nó trở thành một loại thuốc có giá trị để làm giảm chứng đổ mồ hôi trộm, nghẹt mũi, và tiết quá nhiều nước bọt. Nghịch lý thay, cây xô thơm cũng có thể làm cho cơ thể đổ mồ hôi, nếu cần thiết, trong trường hợp cần giảm sốt.

Đàn ông có thể dùng cây xô thơm (đôi khi nó được dùng để làm giảm ham muốn tình dục quá mức), nhưng loại thảo dược này có tác dụng đặc biệt đối với nữ giới. Cây xô thơm được sử dụng để giúp điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ trong trầm cảm sau sinh, và giúp cai sữa khi người mẹ muốn chấm dứt thời gian cho con bú.

Bản chất kháng nấm của cây xô thơm giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men, và phụ nữ tiền mãn kinh thường sử dụng nó để ngăn chặn sự bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm xảy ra khi lượng nội tiết tố thay đổi.

Lá hương thảo, một thành viên khác của họ bạc hà, được biết đến vì có lợi cho trí óc, nhưng xô thơm cũng có thể giúp ích trong vấn đề này. Một số nghiên cứu về việc điều trị có kiểm soát bằng giả dược trấn an đã cho thấy chiết xuất cây xô thơm làm cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.

Ở Trung Quốc, rễ của cây xô thơm đỏ (Salvia miltorrhiza) được sử dụng để điều trị đau ngực dữ dội do thiếu máu cung cấp cho tim (đau thắt ngực), và các vấn đề khác liên quan đến tim. Được gọi là đan sâm, loại thảo dược này đã được nhắc đến lần đầu tiên trong Thần Nông Bản Thảo Kinh (một tài liệu cơ bản về các loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc được biên soạn  vào năm 200 SCN) như một phương thuốc đối với khí độc ở tim và dạ dày. Ở Trung Quốc hiện đại, đan sâm đôi khi được dùng cho bệnh nhân tại bệnh viện thông qua việc truyền máu (huyết tương).

Cách sử dụng

Giống như các loại cây khác trong họ bạc hà, cây xô thơm có được nhiều khả năng dược liệu từ tinh dầu của nó. Sử dụng lá tươi sẽ có được nhiều tinh dầu nhất. Lá khô nguyên chất cũng khá tốt nhưng phải được lưu trữ trong một túi kín khí nếu muốn bảo quản trong thời gian dài. “Cây xô thơm tán mịn” được nghiền thành bột làm gia vị có ít hiệu quả hơn, đặc biệt là nếu để quá một vài tháng.

Pha trà nóng là cách dễ nhất để sử dụng xô thơm. Thêm một nắm lá và thân cây vào nước sôi. Tắt lửa và đậy nắp trong 20 phút để giữ được tinh dầu cần thiết.

Bạn có thể dùng hai đến ba ly trà xô thơm một ngày, nhưng hãy nhớ rằng quá nhiều có thể làm bạn khô da hoặc mất nước sau một thời gian. Nếu bạn dùng những thảo dược này trong ba tuần liên tiếp, thì hãy tạm nghỉ một thời gian.

Nếu bạn muốn tăng lượng xô thơm sử dụng trong bữa ăn của mình, hãy xem xét việc kết hợp nó với các thành phần thức ăn nhạt có nhiều tinh bột như khoai tây và các loại đậu, hoặc với các thức ăn béo như phô mai và thịt. Một món ăn cổ điển của miền bắc nước Ý có đặc trưng bao gồm lá xô thơm cắt nhỏ trộn với đậu trắng, dầu ô liu, và tỏi.

Chia sẻ bài viết này: http://vietdaikynguyen.com/v3/84390-tac-dung-chua-benh-cua-cay-xo-thom/

Nhạc nền