Ngũ cốc nguyên cám tốt hơn hẳn bột gạo và bột bắp

Đối với các loại hạt đã được chế biến thành bột hay ngũ cốc, điều đáng quan tâm nhất chính là sự mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Tuy nhiên, nếu bạn tự xay hạt hay sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc nguyên hạt và không bỏ đi bất cứ thứ gì, thì tất cả hoặc hầu hết các chất dinh dưỡng vốn có trong hạt nguyên cám sẽ được giữ lại. Nhưng hạt đã được nghiền nát thế nào cũng sẽ được tiêu hóa nhanh hơn. Điều này là một bất lợi lớn cho những ai bị tiểu đường hay đang ăn kiêng.

Ngũ cốc nguyên cám tốt hơn hẳn bột gạo và bột bắp

 
(Shutterstock*)

(Shutterstock*)

 

Đối với các loại hạt đã được chế biến thành bột hay ngũ cốc, điều đáng quan tâm nhất chính là sự mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Tuy nhiên, nếu bạn tự xay hạt hay sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc nguyên hạt và không bỏ đi bất cứ thứ gì, thì tất cả hoặc hầu hết các chất dinh dưỡng vốn có trong hạt nguyên cám sẽ được giữ lại. Nhưng hạt đã được nghiền nát thế nào cũng sẽ được tiêu hóa nhanh hơn. Điều này là một bất lợi lớn cho những ai bị tiểu đường hay đang ăn kiêng.

Phân tử carbohydrate là một chuỗi dài kết nối các phân tử đường, và chỉ có đường đơn mới có thể được hấp thụ vào máu thông qua ruột non. Những thực phẩm nào làm tăng nhanh lượng đường trong máu chính là những thứ được tiêu hóa nhanh nhất; thủ phạm nguy hiểm nhất chính là đường và những thứ làm từ bột. Khi bạn ăn các loại hạt ngũ cốc (hay các loại hạt nảy mầm) nguyên cám, phải mất một lúc lâu mới có thể nghiền nát lớp vỏ bọc bên ngoài hạt, tách biệt các cacbohydrate từ chất xơ, rồi tiêu hóa hoàn toàn từng hạt một. Lượng đường trong máu tăng chậm và giữ ở mức tăng không đáng kể trong một thời gian lâu (vì thế bạn không cảm thấy nhanh đói ngay sau khi ăn) và không bao giờ đạt đến ngưỡng cao như khi ăn đường hay bột.

Đừng bị dẫn dắt bởi những người nổi tiếng khi cho rằng thủ phạm chính là gluten; mà các loại bột gạo, bột bắp và các loại bột không có nguồn gốc gluten đều gây ra tình trạng tăng lượng đường trong máu không khác gì bột mì.

Quảng cáo
(Shutterstock)

Bánh mỳ nguyên hạt (Shutterstock)

Ngũ cốc cũng cho bạn cảm giác nhanh no và no lâu hơn nếu được ăn nguyên hạt, bởi chúng chứa nhiều chất xơ hơn và phải mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa. Phần lớn khối lượng của nó là nước: khi nấu, hạt ngũ cốc ngấm nước nên sẽ nở to ra, và nước vẫn còn được giữ trong hạt cho đến khi hạt được nghiền nát hoàn toàn trong hệ tiêu hóa. (Mặt khác, nước bạn uống hằng ngày sẽ được hấp thụ qua dạ dày gần như ngay sau khi bạn uống. Nước và các chất lỏng khác không làm cho bạn “no” được). Khi nấu các loại ngũ cốc đã qua chế biến, chúng sẽ hút nước nhưng không nhiều như với ngũ cốc nguyên hạt; và quá trình tiêu hóa sẽ làm nước bị tách ra nhanh hơn. Nhiều người có thể dễ dàng ăn được hai hoặc ba chén mì ống, nhưng với ngũ cốc nguyên cám bạn có thể cảm thấy no ngay khi ăn chén đầu tiên, hay thậm chí còn ít hơn thế.

Ngũ cốc nguyên cám đòi hỏi phải nhai lâu, do đó mất khá nhiều thời gian khi ăn. Một số loại hạt có thể bị nghiền nát sau khi nhai, nhưng không phải tất cả đều như thế. Một số loại ngũ cốc thậm chí có thể trải qua toàn bộ quá trình tiêu hóa mà không được cơ thể hấp thụ. Mặt khác, bất kỳ thứ nào được làm từ bột hay ngũ cốc đã được sơ chế (như cắt, phơi, cuộn hay xé tơi) đều đã được nhai sẵn và tiêu hóa sẵn cho bạn. Như thế bạn vẫn nhận được các chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc nguyên cám nhưng lại không nhận được hết những lợi ích từ chất xơ cũng như sự chậm tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

Mì ống, bánh mì hay những thức ăn làm từ ngũ cốc nguyên cám chắc chắn tốt hơn những sản phẩm ngũ cốc tinh luyện, nhưng để nhận được đầy đủ những lợi ích từ ngũ cốc nguyên cám, hãy ăn những loại hạt chưa qua chế biến.

Bài viết nguyên gốc đã được đăng trên www.drmirkin.com

*Hình ảnh “cháo” từ Shutterstock

http://vietdaikynguyen.com/v3/37930-whole-grains-are-better-than-rice-and-corn-flour/

Nhạc nền