Hay bị bầm tím cảnh báo bệnh gì?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình hay bị bầm tím chưa? Bầm tím do nhiều nguyên nhân ra, nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm.

Hay bị bầm tím cảnh báo bệnh gì?

 
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình hay bị bầm tím chưa? Bầm tím do nhiều nguyên nhân ra, nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm.
 

Bầm tím là hiện tượng các mạch máu bên trong da bị tổn thương.  Thông thường, bầm tím thường do va đập và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các vết bầm vẫn cứ xuất hiện không rõ nguyên nhân thì đã đến lúc bạn cần đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bầm tím.

hay-bi-bam-tim-canh-bao-benh-gi 4 suckhoenhi.vn
Bầm tím thường xuyên và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Tiểu đường

Các vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên một vùng da nhất định nhưng không rõ nguyên nhân  là dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do tiểu đường khiến các mạch máu, da và dây thần kinh yếu đi , từ đó làm các mao mạch bên trong chảy máu.

hay-bi-bam-tim-canh-bao-benh-gi 1 suckhoenhi.vn
Bầm tím thường xuyên xuất hiện trên một vùng da nhất định nhưng không rõ nguyên nhân  là dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường.

Lão hóa

Khi cơ thể già đi, việc sản xuất collagen cũng giảm và lớp mỡ bảo vệ da cũng dần biến mất. Sau tuổi 60, một và chạm nhỏ trên da cũng dễ gây ra những vết bầm tím.

Máu khó đông

 

 
Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông thì quá trính đông máu sẽ diễn ra khó khăn hơn và sẽ chảy máu trong thời gian dài. Vì thế, những và chạm cơ thể thường ngày cũng gây ra bầm tím. Ngoài ra, bầm tím thường xuyên và không rõ nguyên nhân còn là dấu hiệu bệnh ung thư máu.

 

hay-bi-bam-tim-canh-bao-benh-gi 2 suckhoenhi.vn
Bầm tím thường xuyên và không rõ nguyên nhân cũng cảnh báo bệnh ung thư máu.

Thuốc uống

Một số thuốc như aspirin, thuốc tránh thai, steroid…hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các tiểu cầu gây ra máu có thể đông hoặc cục máu đông, do đó khi dùng nhiều hoặc quá liều cũng khiến da bạn dễ bị bầm tím.

hay-bi-bam-tim-canh-bao-benh-gi 3 suckhoenhi.vn
Uống nhiều thuốc aspirin cũng dễ gây ra bầm tím.

Thiếu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng cho quá trình làm thành vết thương và sản xuất collagen. Do đó, thiếu vitamin C sẽ khiến các mao mạch nhỏ bi vỡ, gây ra bầm tím. Thiếu vitamin C càng nhiều thì càng dễ bị bầm tím.

hay-bi-bam-tim-canh-bao-benh-gi suckhoenhi.vn
Bầm tím còn do cơ thể thiếu hụt vitamin C.

Nhật Mỹ (Theo Boldsky)

 

Nhạc nền