Châm cứu kích thích sự tiết của một số chất chống đau

Châm cứu làm cho đỡ đau trong các cơ bởi vì nó làm dễ sự phóng thích một phân tử tự nhiên, adénosine, có những tác dụng giảm đau, theo một công trình nghiên cứu được công bố mới đây trên site Internet của tạp chí Anh Nature Neuroscience.

Châm cứu kích thích sự tiết của một số chất chống đau

Thứ bảy - 10/11/2012 14:42
 
 
1
 
Châm cứu làm cho đỡ đau trong các cơ bởi vì nó làm dễ sự phóng thích một phân tử tự nhiên, adénosine, có những tác dụng giảm đau, theo một công trình nghiên cứu được công bố mới đây trên site Internet của tạp chí Anh Nature Neuroscience.

Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ phát hiện tác dụng chống đau của y học cổ truyền này.
Châm cứu làm cho đỡ đau trong các cơ bởi vì nó làm dễ sự phóng thích một phân tử tự nhiên, adénosine, có những tác dụng giảm đau, theo một công trình nghiên cứu được công bố mới đây trên site Internet của tạp chí Anh Nature Neuroscience.


Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh Hoa Kỳ Malken Nedergaard, thuộc Trung tâm y khoa của Đại học Rochester và nhóm nghiên cứu của ông, đã thực hiện khám phá tuyệt vời này lúc tiến hành một thí nghiệm trên các con chuột bị đau ởmột cẳng chân.

Các động vật gặm nhấm đã chịu một điều trị châm cứu cổ điển trong 30 phút, bằng những chiếc kim mảnh, được cắm vào trong một điểm gần đầu gối, điểm Zusanli và những người làm thí nghiệm quay nhẹ những chiếc kim này mỗi 5 phút. Các tác giả của công trình nghiên cứu sau đó đã chứng thực rằng sựđau đớn được làm giảm 2/3 và rằng nồng độ adénosine trong các mô chung quanh các mũi kim là 24 lần tăng cao hơn so với trước khi điều trị. Đảo lại, châm cứu không có tác dụng trên các con chuột mà người ta đã lấy đi các thụ thể đối với adénosine. Ngoài ra, một sự gia tăng nồng độ adénosine nơi vùng đau đớn cho phép làm giảm sự đau đớn của các động vật, ngay cảkhông châm cứu. Sau cùng, các con chuột được cho deoxycoformycine, thứthuốc có khả năng làm chậm lại sự biến mất của adénosine trong cơ, đã được hưởng các hiệu quả của châm cứu 3 lần lâu hơn.

Một nền y học 4000 năm.

“Từ 4000 năm nay, châm cứu là cơ sở của y học của vài nơi trên thế giới nhưng vì ta không hiểu hoàn toàn châm cứu hoạt động như thế nào nên nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi”, BS Nedergaard đã giải thích như thế.

Những công trình nghiên cứu này, trong khi chứng tỏ tác động của châm cứu lên hệ thần kinh ngoại biên, bổ sung điều mà chung ta đã biết về những tác dụng của nó lên hệ thần kinh trung ương, ở đây châm cứu kích thích não bộsản xuất hàng loạt các endorphine, những chất chống đau tự nhiên. “Rõ ràng là châm cứu có thể hoạt hóa cả một loạt các cơ chế khác nhau”, Josephine Briggs, giám đốc của Trung tâm quốc gia y học bổ sung và thay thế (Centre national de médecine complémentaire et alternative) ở National Institute of Health (NIH) đã ghi nhận như vậy. Công trình nghiên cứu này,được trình bày nhân hội nghị khoa học, Purines 2010, đã kết thúc hôm qua ởBarcelone.

Nhạc nền