Cấy chỉ MInh Quang: Tập thiền, khai mở luân xa nâng cao sức khỏe
Một số khái niệm như trưởng sinh học, nhân điện, cảm xạ học y học, thiền chữa bệnh … đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng, phát triển. Để giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu một phương pháp dưỡng sinh độc đáo này, Ban biên tập tập hợp một số bài viết có liên quan nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản cho bạn đọc.
ỨNG DỤNG “TRƯỜNG SINH HỌC” TRONG PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH VÀ THỰC TIỄN
Một số khái niệm như trưởng sinh học, nhân điện, cảm xạ học y học, thiền chữa bệnh … đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng, phát triển. Để giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu một phương pháp dưỡng sinh độc đáo này, Ban biên tập tập hợp một số bài viết có liên quan nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản cho bạn đọc.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG SINH HỌC
Bs Quách Tuấn Vinh
Theo y học cổ truyền phương Đông, con người là một tiểu vũ trụ, một vũ trụ thu nhỏ - “Nhân thân tiểu thiên địa”. Giữa con người và đại vũ trụ cũng có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Con người chịu ảnh hưởng của vũ trụ thông qua các các luân xa, các huyệt đạo và các kinh mạch trong cơ thể.
Bản chất của nhân điện - trường sinh học đã được nghiên cứu và có cơ sở khoa học. Các nhà khoa học đã kết luận, nhân điện - trường sinh học có bản chất là xung năng lượng, ánh sáng năng lượng, sóng năng lượng và bản chất thông tin năng lượng. Từ những bản chất trên, việc ứng dụng năng lượng trường sinh học vào quá trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe đã có từ xa xưa (CSBVSK bao gồm một quá trình nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng).
Trong cơ thể con người, có đến 14 kinh - mạch chính và nhiều lạc mạch bao quanh cơ thể, với nhiều huyệt đạo…tạo ra một hệ thống thông tin phủ kín toàn bộ cơ thể con người. Kinh mạch là nơi khí huyết lưu thông khắp cơ thể. Hệ thống kinh mạch và huyệt đạo liên quan trực tiếp đến các luân xa và trường năng lượng.
Ảnh trên: Các cấp độ của trường năng lượng
Nhân điện, trường sinh học là gì!
Yoga Ấn Độ quan niệm nguồn năng lượng này là khí prana, khí công Trung Quốc quan niệm nguồn năng lượng này là “ngoại khí”. Theo TS Nguyễn Đình Phư (giảng viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, thành viên Hội Toán học Việt Nam và Hội Toán học Đông Nam Á), từ khi tiếp xúc với nền văn minh phương Đông, các nước phương Tây bắt đầu say mê phổ biến và sử dụng hệ thống luân xa. Ông cho hay: “Tại Mỹ, Trung tâm bay thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có nghiên cứu nhiều về hệ thống luân xa và các hiện tượng kỳ diệu do nhóm các nhà vật lý nổi tiếng R. Targ đảm nhận. Họ đã xuất bản nhiều sách về hệ thống luân xa, đáng chú ý là cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng” (Hands of Light) và cuốn “Tỏa sáng” (Light Energing) của bà Barbara Ann Brennan, chuyên viên khoa học NASA”.
Nhân điện, hiểu theo ngĩa đen thì đó là điện năng trong cơ thể người (human energy) hay còn gọi là năng lượng sinh học của cơ thể người. Theo một số nhà nghiên cứu, nhân điện còn gọi là “linh thể lực” với hàm ý cơ thể người có “linh thể” hiện hữu mà thông qua đó, năng lượng được chuyển tiếp vào cơ thể. Như vậy, có thể hiểu “nhân điện” đồng nghĩa với “trường năng lượng”.
Tập nhân điện, tập thiền nạp năng lượng vũ trụ, tập thiền nạp năng lượng sinh học, khí công. yoga…có thể hiểu (hoặc coi là) đồng nghĩa. Cách thức tập thu nạp năng lượng tổng hợp của nhiều môn phái, chú trọng đến sự phát huy sự cân bằng hệ thống luân xa, trường năng lượng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, phòng và chữa bệnh cho bản than và khi có mức năng lượng cao, còn có thể chữa trị cho người khác.
Cảm xạ học đã đưa ra những lý giải về việc chữa bệnh bằng năng lượng từ tính, mà cha đẻ của phương pháp này là tiến sĩ thần học, bác sĩ Mesmer đã phát triển thành học thuyết gọi là “từ tính động vật”.
Luân xa là gì?
Một số khái niệm như trưởng sinh học, nhân điện, cảm xạ học y học, thiền chữa bệnh … đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng, phát triển. Để giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu một phương pháp dưỡng sinh độc đáo này, Ban biên tập tập hợp một số bài viết có liên quan nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản cho bạn đọc.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG SINH HỌC
Bs Quách Tuấn Vinh
Theo y học cổ truyền phương Đông, con người là một tiểu vũ trụ, một vũ trụ thu nhỏ - “Nhân thân tiểu thiên địa”. Giữa con người và đại vũ trụ cũng có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Con người chịu ảnh hưởng của vũ trụ thông qua các các luân xa, các huyệt đạo và các kinh mạch trong cơ thể.
Bản chất của nhân điện - trường sinh học đã được nghiên cứu và có cơ sở khoa học. Các nhà khoa học đã kết luận, nhân điện - trường sinh học có bản chất là xung năng lượng, ánh sáng năng lượng, sóng năng lượng và bản chất thông tin năng lượng. Từ những bản chất trên, việc ứng dụng năng lượng trường sinh học vào quá trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe đã có từ xa xưa (CSBVSK bao gồm một quá trình nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng).
Trong cơ thể con người, có đến 14 kinh - mạch chính và nhiều lạc mạch bao quanh cơ thể, với nhiều huyệt đạo…tạo ra một hệ thống thông tin phủ kín toàn bộ cơ thể con người. Kinh mạch là nơi khí huyết lưu thông khắp cơ thể. Hệ thống kinh mạch và huyệt đạo liên quan trực tiếp đến các luân xa và trường năng lượng.
Ảnh trên: Các cấp độ của trường năng lượng
Nhân điện, trường sinh học là gì!
Yoga Ấn Độ quan niệm nguồn năng lượng này là khí prana, khí công Trung Quốc quan niệm nguồn năng lượng này là “ngoại khí”. Theo TS Nguyễn Đình Phư (giảng viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, thành viên Hội Toán học Việt Nam và Hội Toán học Đông Nam Á), từ khi tiếp xúc với nền văn minh phương Đông, các nước phương Tây bắt đầu say mê phổ biến và sử dụng hệ thống luân xa. Ông cho hay: “Tại Mỹ, Trung tâm bay thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có nghiên cứu nhiều về hệ thống luân xa và các hiện tượng kỳ diệu do nhóm các nhà vật lý nổi tiếng R. Targ đảm nhận. Họ đã xuất bản nhiều sách về hệ thống luân xa, đáng chú ý là cuốn sách “Những bàn tay ánh sáng” (Hands of Light) và cuốn “Tỏa sáng” (Light Energing) của bà Barbara Ann Brennan, chuyên viên khoa học NASA”.
Nhân điện, hiểu theo ngĩa đen thì đó là điện năng trong cơ thể người (human energy) hay còn gọi là năng lượng sinh học của cơ thể người. Theo một số nhà nghiên cứu, nhân điện còn gọi là “linh thể lực” với hàm ý cơ thể người có “linh thể” hiện hữu mà thông qua đó, năng lượng được chuyển tiếp vào cơ thể. Như vậy, có thể hiểu “nhân điện” đồng nghĩa với “trường năng lượng”.
Tập nhân điện, tập thiền nạp năng lượng vũ trụ, tập thiền nạp năng lượng sinh học, khí công. yoga…có thể hiểu (hoặc coi là) đồng nghĩa. Cách thức tập thu nạp năng lượng tổng hợp của nhiều môn phái, chú trọng đến sự phát huy sự cân bằng hệ thống luân xa, trường năng lượng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, phòng và chữa bệnh cho bản than và khi có mức năng lượng cao, còn có thể chữa trị cho người khác.
Cảm xạ học đã đưa ra những lý giải về việc chữa bệnh bằng năng lượng từ tính, mà cha đẻ của phương pháp này là tiến sĩ thần học, bác sĩ Mesmer đã phát triển thành học thuyết gọi là “từ tính động vật”.
Luân xa là gì?
Luân xa trong yoga, tiếng Phạn là chakra, là những đầu mối thu - phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó.
Theo TS Nguyễn Đình Phư thì “Hệ thống luân xa là những điểm đặc biệt trên cơ thể, khi chúng được khai mở, con người có khả năng thu nhận nguồn năng lượng vô tận bên ngoài.
Trong toàn cơ thể có 7 “luân xa” được coi là các đại huyệt. Các luân xa nằm trên trục dọc cơ thể, có hình phễu, liên hệ trực tiếp với các kênh năng lượng.
Theo y học cổ truyền, các LX nằm trên mạch đốc. LX có cấu trúc như một hình cuộn xoáy hình nón, xoáy tròn với 3 chức năng chính: Tiết sinh khí cho cơ thể, tạo ra sự phát triển các diện mạo khác nhau về ý thức, truyền năng lượng giữa các cấu trúc tế vi của cơ thể và cũng là nơi tiếp thụ năng lượng vũ trụ, là cổng thu nạp thông tin – trao đổi thông tin giữa cơ thể với vũ trụ.
Vi trí của các luân xa:
Có bẩy luân xa phân bố trên con người từ trên đầu và xuống theo cột sống lưng, đều trùng với các đại huyệt theo y học cổ truyền phương Đông.
Theo y học cổ truyền phương Đông. Tinh – Khí – Thần được coi là của “tam bảo” (ba báu vật của cơ thể). Các luân xa cũng được phân chia một các tương ứng: Tinh bao gồm các luân xa 1,2,3. Khí bao gồm các luân xa 4, 5, 6 và thần bao gồm luân xa 7.
Luân xa 1: Là huyệt hội âm, có vị trí tương ứng ở giữa tiền âm và hậu âm (giữa hậu môn và bìu dái ở nam hoặc cửa mình ở nữ giới). Có chức năng quản lý điều hành dạ dày, mông bên phải, xương chậu bên phải, chân bên phải, hậu môn, bộ phận sinh dục nữ và môi miệng... Khi luân xa 1 hoạt động không bình thường làm dòng năng lượng bị kẹt thì các bộ phận nêu trên dễ bị mắc bệnh. Luân xa 1: là nơi biểu hiện sức mạnh và sinh khí về mặt thể chất của một người, vì vậy nó còn là trung tâm chi phối cảm xúc về thể chất.
Cổ nhân cho rằng luân xa 1 gọi là “hỏa xà”, “kundalini”. Cần tập luyện khai mở luân xa 4 trước tạo điều kiện cùng lúc luân xa 1 sẽ khai mở tự nhiên một cách an toàn.
Luân xa 2: Là huyệt trường cường, có vị trí ở đầu cùng xương cùng cụt của cột sống. Phía trước tương ứng với huyệt khúc cốt (ở bờ trên xương mu). Luân xa 2 có chức
năng quản lý điều hành lá lách, cơ nhục (bắp thịt), nửa thân dưới bên trái, vùng hông bên trái, chân bên trái, mông bên trái, xương chậu trái, bộ phận sinh dục nam và môi miệng.
Luân xa 3: Là huyệt mệnh môn, dưới gai đốt sống thắt lưng 2. Phía trước tương ứng với huyệt khí hải ở dưới rốn 1,5 thốn (khoảng 2,9-3cm ở người lớn. Có chức năng quản lý điều hành thận, bàng quang, tinh tủy, các chất dịch và máu, nửa thân dưới bên phải, vùng hông bên phải, xương và khớp. Luân xa 3 tốt có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Luân xa 4: Là huyệt thần đạo, có vị trí ở dưới gai đốt sống lưng 5 (D5). Phía trước tương ứng với huyệt đản trung ở giao điểm đường thẳng nối hai núm vú ở nam giới với đường chính trung. Có chức năng quản lý điều hành tim mạch, tâm bào, ruột non, lưỡi, vùng giữa ngực, bụng trên, cột sống lưng từ huyệt thần đạo xuống đến huyệt Hội âm, hai mông và cả hai chân. Luân xa 4 là trung tâm tình cảm của con người.
Luân xa 5: Tương ứng với huyệt đại trùy, có vị trí ở dưới gai đốt sống cổ 7 (C7). Phía trước tương ứng với huyệt thiên đột pr hõm trên xương ức. Có chức năng quản lý điều hành phổi bên trái, cổ gáy bên trái, vùng ngực lưng sườn bên trái, vai và cánh tay bên trái, nửa thân trên bên trái, vú bên trái, đại tràng.
Luân xa 6: Là huyệt não hộ, có vị trí ở sau chẩm, phía trước tương ứng với huyệt ngạnh trung ở giữa trán. Có chức năng quản lý điều hành sự tập trung ý thức, vùng đại - tiểu não, hai bán cầu não trái - phải, hai mắt, vỏ não, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, các xoang, cổ gáy bên phải, phổi bên phải, vùng ngực lưng sườn bên phải, vai và cánh tay bên phải, nửa thân trên bên phải, vú bên phải, da, tóc, râu và lông. Luân xa 6 là trung tâm đại diện cho ý chí và hiểu biết của con người.
Đối xứng về phía trước là huyệt ngạnh trung có vị trí trước trán, có chức năng quản lý về tư duy, sáng tạo, và điều hành tiêu hoá, huyết mạch, thị giác...
Luân xa 7: là huyệt bách hội, có vị trí nằm ở đỉnh đầu Có chức năng quản lý điều hành và quyết định xử lý mọi tín hiệu về hệ thần kinh, đầu não, cột sống cổ và lưng, tay chân, các bộ phận cơ thể, các cơ quan tạng phủ v.v...Luân xa 7 được coi là là trung tâm tri giác và hiểu biết, nó là nơi hợp nhất giữa vật chất và tâm linh.
Tác dụng chữa bệnh của các luân xa:
Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các luân xa khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến yên, huyệt Ngạnh trung ở trước trán, đối diện luân xa 6 ở phía trước trán được coi là “thiên nhãn, thần nhãn”. Chủ trị về các bệnh thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chủ trị các bệnh hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chủ trị các bệnh về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chủ trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chủ trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Tại sao cần phải cân bằng năng lượng, thu nạp năng lượng vũ trụ để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình?
Theo quan niệm của y học cổ truyền, con người có sức khỏe là khi âm dương thăng bằng. Khi mắc bệnh là khi âm dương mất thăng bằng.
Luân xa giống như cánh cửa bị khóa. Khai mở luân xa có nghĩa là mở ổ khóa đó để cánh cửa có thể mở ra khép vào để đón nhận luồng chân khí của vũ trụ đi vào cơ thể con người và biến thành năng lượng của con người có khả năng tự điều chỉnh sao cho cân bằng nhất và có khả năng tự chữa được nhiều thứ bệnh.
Có người ví rằng: “hệ thống kinh mạch của con người lâu ngày giống như một ống cống thoát nước bị tắc nghẽn; muốn khai thông, cần mở luân xa, tức là mở các đại huyệt đạo ấy để đón nhận năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể con người và tự chữa bệnh”. Có thể hiểu nôm na: Khi ta muốn rót nước vào ấm nước, cần phải mở nắp ấm thì mới có thể rót được nước vào ấm. Không mở nắp ấm mà cố tình rót nước thì nước sẽ chỉ chảy ra ngoài mà thôi.
Hoạt động chính của các luân xa là thu nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài – năng lượng vũ trụ - vào cơ thể con người, giúp cơ thể có năng lực dồi dào để từ đó tự khai thông những bế tắc của kinh mạch, huyệt đạo, tự đưa nguồn năng lượng ấy đi khắp lục phủ ngũ tạng và trị bệnh, tạo nên sự quân bình âm – dương, khí – huyết trong từng tạng phủ và toàn cơ thể.
Tác dụng của tập thiền nạp năng lượng đến cơ thể con người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại:
Trong những năm 1998-2004, tại 286 Thụy Khê HN, Trung tâm cứu trợ TE tàn tật, hội Người cao tuổi phường Nam Đồng và bà Đoàn Thanh Hương phó chủ nhiệm bộ môn Sinh học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và GSTS Lê Xuân Tú, PGS BS Vũ Thị Phương ĐH Y Hà Nội đã thử nghiệm chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt người bệnh bằng phương pháp nhân điện cho thấy: Dưới tác động của thiền – khai mở luân xa, xét nghiệm 304 lượt chỉ số máu và huyết thanh cho 81 người thì thấy trong nhóm tập thiền và khai mở luân xa, chỉ số TAS (Total Antioxidant Status) đạt 93,7% so với nhóm chứng chỉ đạt 29%. Sự khác biệt này cho thấy rõ tác động tích cực của việc khai mở luân xa và tập thiền thu nạp năng lượng là có ý nghĩ rõ rệt.
Điều kiện để thu nạp năng lượng vũ trụ thành công?
Thứ nhất: Người muốn thu nạp năng lượng cần được khai mở luân xa (KMLX). Người KMLX cho người bệnh phải là người có mức năng lượng cao hơn nhiều lần so với người bình thường thì KMLX mới thành công và tạo điều kiện cho người được khai mở có thể tiếp thu được năng lượng.
KMLX là cách thức để tạo điều kiện cho người bệnh có thể tiếp thu tốt năng lượng vũ trụ, có như vậy mới có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thứ 2: Sau khi được KMLX, người tập phải kiên trì luyện tập thu nạp năng lượng hàng ngày mới có thể có mức năng lượng cao.
Thứ ba: Người tập thiền cần phải có niềm tin vào phương pháp y học bổ trợ này. Niềm tin cũng là năng lượng tạo cho con người ta sức mạnh. Khi tin tưởng, sức mạnh của toàn cơ thể sẽ được phát huy trong quá trình tự điều chỉnh cơ thể, đấu tranh với bệnh tật.
Thứ tư: Để đạt được hiệu quả cao, người bệnh tu tâm, dưỡng tính, hướng thiện.
Theo kinh nghiệm của bà Hồ Thị Thu, phó chủ tịch hội tâm năng dưỡng sinh Đắc Lắk: “ Trong quá trình ngồi thiền (thu nạp năng lượng), điều quan trọng nhất là tĩnh tâm, là vô thức. Có tĩnh tâm, có vô thức thì mới thu nhận được năng lượng vũ trụ. Có thể hiểu tĩnh tâm là mục tiêu cao nhất của việc ngồi thiền.
Trong mọi hoàn cảnh, người thu nạp năng lượng đều phải tạo được trạng thái tâm lý thật thoải mái, bình tĩnh và khiêm hòa, vứt bỏ mọi tham - sân - si... ra khỏi đầu óc, tạo được “thân ở trong muôn loài, tâm ở trên muôn loài”, tạo được “nhân cách chân không”...
Cách thiền thu nạp năng lượng vũ trụ (nạp khí) như thế nào?
Cũng còn có tên gọi là Thiền. Khi thu nạp năng lượng cũng được gọi là ngồi thiền, nạp khí... Nhưng khác với cách thiền của Phật giáo.
Có nhiều cách thu nạp năng lượng. Người bệnh có thể ngồi trên ghế tựa, hoặc ngồi với tư thế hoa sen (xếp chân bằng tròn) như trong Thiền của Phật giáo. Cần lưu ý, không nhất thiết phải ngồi ở tư thế hoa sen vì không phải ai cũng có thể ngồi được như thế do phải trải qua một quá trình tập luyện công phu.
Cách ngồi trên ghế tựa:
- Người tập ngồi trên ghế tựa, chọn loại ghế có độ cao vừa tầm với cẳng chân, mặt ghế không quá cứng, hoặc quá mềm để có thể ngồi thoải mái được lâu và tạo cảm giác vững chắc.
- Hai bàn chân để song song trên mặt đất, khoảng cách ngang rộng bằng vai.
- Cẳng chân thẳng tạo thành góc vuông với bàn chân.
- Đùi thẳng góc với cẳng chân tạo thành góc vuông, khớp gối vuông hình thước thợ.
- Thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, không dựa lưng vào thành ghế.
- Vai để xuôi tự nhiên. Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay để ngửa tự nhiên giữa đùi (nếu đẩy nhẹ khuỷu tay, cánh tay có hiện tượng đong đưa thì mới đạt yêu cầu), tay không chạm, không tựa vào tay ghế, đối với loại ghế có tay dựa. Hai lòng bàn tay ngửa lên trên hoặc có thể úp vào đầu gối.
- Đầu ngay ngắn thẳng với sống lưng.
Giai đoạn đầu tập thu nạp năng lượng, có thể chỉ cần ngồi xếp bằng tròn, ngửa lòng bàn chân và bàn tay lên trên. Hoặc có thể chỉ ngồi trên ghế tựa.
Trước khi nạp năng lượng, người bệnh cần thằng lưng, hai bàn tay chụm các đầu ngón tay ôm lấy đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chụm lại nhau, hoặc ngửa lòng bàn tay lên trên; đầu hơi cúi xuống cằm, mắt nhắm, tĩnh tâm, hít vào bằng mũi và thở ra chậm bằng mồm 3 lần.
Sau đó, cần chìm vào tĩnh lặng, quán tưởng (tập trung suy nghĩ) có một luồng sinh khí (năng lượng) đang tụ lại ở luân xa 8 trước trán, đi ngược lên trên luân xa 7 ở đỉnh đầu, rồi lần lượt xuống các luân xa 6,5,4,3,2,1. Chú ý khi xuống đến luân xa 1, người tập cần thót hậu môn lại, sau đó tiếp tục dẫn khí đi ngược lên theo dọc trước cơ thể đến huyệt ngạnh trung (luân xa 6’). Chu trình dẫn sinh khí mới lại tiếp tục. Khi đã tập thành thạo, trong trạng thái vô thức, sinh khí vận hành trong các luân xa sẽ có tính tự động không còn phụ thuộc ý thức của người tập. Luồng sinh khí này có thể vận hành đến các luân xa khác trong cơ thể và đào thải tà khí (khí độc) ở các cơ quan trong cơ thể ra ngoài. Khi kết thúc thu nạp năng lượng, cũng hít thở như trên 3 lần.
Để chữa các bệnh mình đang mắc cần chú ý tập trung thời gian lâu hơn ở các luân xa lien quan đến tình hình bệnh lý của mình. Ví dụ mắc các bệnh về thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt cần chú các luân xa 7,6,6’, 5…Mắc bệnh phổi-phế quản cần chú ý luân xa 5,4,3. Chú ý không nạp khí vào luân xa 1.
Cách thu nạp năng lượng cần có sự kiên trì, tập luyện một các từ từ.
Cảm giác của người tập thu năng lượng:
Cần chú ý:
Trong toàn cơ thể có 7 “luân xa” được coi là các đại huyệt. Các luân xa nằm trên trục dọc cơ thể, có hình phễu, liên hệ trực tiếp với các kênh năng lượng.
Theo y học cổ truyền, các LX nằm trên mạch đốc. LX có cấu trúc như một hình cuộn xoáy hình nón, xoáy tròn với 3 chức năng chính: Tiết sinh khí cho cơ thể, tạo ra sự phát triển các diện mạo khác nhau về ý thức, truyền năng lượng giữa các cấu trúc tế vi của cơ thể và cũng là nơi tiếp thụ năng lượng vũ trụ, là cổng thu nạp thông tin – trao đổi thông tin giữa cơ thể với vũ trụ.
Vi trí của các luân xa:
Có bẩy luân xa phân bố trên con người từ trên đầu và xuống theo cột sống lưng, đều trùng với các đại huyệt theo y học cổ truyền phương Đông.
Theo y học cổ truyền phương Đông. Tinh – Khí – Thần được coi là của “tam bảo” (ba báu vật của cơ thể). Các luân xa cũng được phân chia một các tương ứng: Tinh bao gồm các luân xa 1,2,3. Khí bao gồm các luân xa 4, 5, 6 và thần bao gồm luân xa 7.
Luân xa 1: Là huyệt hội âm, có vị trí tương ứng ở giữa tiền âm và hậu âm (giữa hậu môn và bìu dái ở nam hoặc cửa mình ở nữ giới). Có chức năng quản lý điều hành dạ dày, mông bên phải, xương chậu bên phải, chân bên phải, hậu môn, bộ phận sinh dục nữ và môi miệng... Khi luân xa 1 hoạt động không bình thường làm dòng năng lượng bị kẹt thì các bộ phận nêu trên dễ bị mắc bệnh. Luân xa 1: là nơi biểu hiện sức mạnh và sinh khí về mặt thể chất của một người, vì vậy nó còn là trung tâm chi phối cảm xúc về thể chất.
Cổ nhân cho rằng luân xa 1 gọi là “hỏa xà”, “kundalini”. Cần tập luyện khai mở luân xa 4 trước tạo điều kiện cùng lúc luân xa 1 sẽ khai mở tự nhiên một cách an toàn.
Luân xa 2: Là huyệt trường cường, có vị trí ở đầu cùng xương cùng cụt của cột sống. Phía trước tương ứng với huyệt khúc cốt (ở bờ trên xương mu). Luân xa 2 có chức
năng quản lý điều hành lá lách, cơ nhục (bắp thịt), nửa thân dưới bên trái, vùng hông bên trái, chân bên trái, mông bên trái, xương chậu trái, bộ phận sinh dục nam và môi miệng.
Luân xa 3: Là huyệt mệnh môn, dưới gai đốt sống thắt lưng 2. Phía trước tương ứng với huyệt khí hải ở dưới rốn 1,5 thốn (khoảng 2,9-3cm ở người lớn. Có chức năng quản lý điều hành thận, bàng quang, tinh tủy, các chất dịch và máu, nửa thân dưới bên phải, vùng hông bên phải, xương và khớp. Luân xa 3 tốt có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Luân xa 4: Là huyệt thần đạo, có vị trí ở dưới gai đốt sống lưng 5 (D5). Phía trước tương ứng với huyệt đản trung ở giao điểm đường thẳng nối hai núm vú ở nam giới với đường chính trung. Có chức năng quản lý điều hành tim mạch, tâm bào, ruột non, lưỡi, vùng giữa ngực, bụng trên, cột sống lưng từ huyệt thần đạo xuống đến huyệt Hội âm, hai mông và cả hai chân. Luân xa 4 là trung tâm tình cảm của con người.
Luân xa 5: Tương ứng với huyệt đại trùy, có vị trí ở dưới gai đốt sống cổ 7 (C7). Phía trước tương ứng với huyệt thiên đột pr hõm trên xương ức. Có chức năng quản lý điều hành phổi bên trái, cổ gáy bên trái, vùng ngực lưng sườn bên trái, vai và cánh tay bên trái, nửa thân trên bên trái, vú bên trái, đại tràng.
Luân xa 6: Là huyệt não hộ, có vị trí ở sau chẩm, phía trước tương ứng với huyệt ngạnh trung ở giữa trán. Có chức năng quản lý điều hành sự tập trung ý thức, vùng đại - tiểu não, hai bán cầu não trái - phải, hai mắt, vỏ não, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, các xoang, cổ gáy bên phải, phổi bên phải, vùng ngực lưng sườn bên phải, vai và cánh tay bên phải, nửa thân trên bên phải, vú bên phải, da, tóc, râu và lông. Luân xa 6 là trung tâm đại diện cho ý chí và hiểu biết của con người.
Đối xứng về phía trước là huyệt ngạnh trung có vị trí trước trán, có chức năng quản lý về tư duy, sáng tạo, và điều hành tiêu hoá, huyết mạch, thị giác...
Luân xa 7: là huyệt bách hội, có vị trí nằm ở đỉnh đầu Có chức năng quản lý điều hành và quyết định xử lý mọi tín hiệu về hệ thần kinh, đầu não, cột sống cổ và lưng, tay chân, các bộ phận cơ thể, các cơ quan tạng phủ v.v...Luân xa 7 được coi là là trung tâm tri giác và hiểu biết, nó là nơi hợp nhất giữa vật chất và tâm linh.
Tác dụng chữa bệnh của các luân xa:
Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các luân xa khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến yên, huyệt Ngạnh trung ở trước trán, đối diện luân xa 6 ở phía trước trán được coi là “thiên nhãn, thần nhãn”. Chủ trị về các bệnh thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chủ trị các bệnh hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chủ trị các bệnh về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chủ trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chủ trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Tại sao cần phải cân bằng năng lượng, thu nạp năng lượng vũ trụ để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình?
Theo quan niệm của y học cổ truyền, con người có sức khỏe là khi âm dương thăng bằng. Khi mắc bệnh là khi âm dương mất thăng bằng.
Luân xa giống như cánh cửa bị khóa. Khai mở luân xa có nghĩa là mở ổ khóa đó để cánh cửa có thể mở ra khép vào để đón nhận luồng chân khí của vũ trụ đi vào cơ thể con người và biến thành năng lượng của con người có khả năng tự điều chỉnh sao cho cân bằng nhất và có khả năng tự chữa được nhiều thứ bệnh.
Có người ví rằng: “hệ thống kinh mạch của con người lâu ngày giống như một ống cống thoát nước bị tắc nghẽn; muốn khai thông, cần mở luân xa, tức là mở các đại huyệt đạo ấy để đón nhận năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể con người và tự chữa bệnh”. Có thể hiểu nôm na: Khi ta muốn rót nước vào ấm nước, cần phải mở nắp ấm thì mới có thể rót được nước vào ấm. Không mở nắp ấm mà cố tình rót nước thì nước sẽ chỉ chảy ra ngoài mà thôi.
Hoạt động chính của các luân xa là thu nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài – năng lượng vũ trụ - vào cơ thể con người, giúp cơ thể có năng lực dồi dào để từ đó tự khai thông những bế tắc của kinh mạch, huyệt đạo, tự đưa nguồn năng lượng ấy đi khắp lục phủ ngũ tạng và trị bệnh, tạo nên sự quân bình âm – dương, khí – huyết trong từng tạng phủ và toàn cơ thể.
Tác dụng của tập thiền nạp năng lượng đến cơ thể con người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại:
Trong những năm 1998-2004, tại 286 Thụy Khê HN, Trung tâm cứu trợ TE tàn tật, hội Người cao tuổi phường Nam Đồng và bà Đoàn Thanh Hương phó chủ nhiệm bộ môn Sinh học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và GSTS Lê Xuân Tú, PGS BS Vũ Thị Phương ĐH Y Hà Nội đã thử nghiệm chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt người bệnh bằng phương pháp nhân điện cho thấy: Dưới tác động của thiền – khai mở luân xa, xét nghiệm 304 lượt chỉ số máu và huyết thanh cho 81 người thì thấy trong nhóm tập thiền và khai mở luân xa, chỉ số TAS (Total Antioxidant Status) đạt 93,7% so với nhóm chứng chỉ đạt 29%. Sự khác biệt này cho thấy rõ tác động tích cực của việc khai mở luân xa và tập thiền thu nạp năng lượng là có ý nghĩ rõ rệt.
Điều kiện để thu nạp năng lượng vũ trụ thành công?
Thứ nhất: Người muốn thu nạp năng lượng cần được khai mở luân xa (KMLX). Người KMLX cho người bệnh phải là người có mức năng lượng cao hơn nhiều lần so với người bình thường thì KMLX mới thành công và tạo điều kiện cho người được khai mở có thể tiếp thu được năng lượng.
KMLX là cách thức để tạo điều kiện cho người bệnh có thể tiếp thu tốt năng lượng vũ trụ, có như vậy mới có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thứ 2: Sau khi được KMLX, người tập phải kiên trì luyện tập thu nạp năng lượng hàng ngày mới có thể có mức năng lượng cao.
Thứ ba: Người tập thiền cần phải có niềm tin vào phương pháp y học bổ trợ này. Niềm tin cũng là năng lượng tạo cho con người ta sức mạnh. Khi tin tưởng, sức mạnh của toàn cơ thể sẽ được phát huy trong quá trình tự điều chỉnh cơ thể, đấu tranh với bệnh tật.
Thứ tư: Để đạt được hiệu quả cao, người bệnh tu tâm, dưỡng tính, hướng thiện.
Theo kinh nghiệm của bà Hồ Thị Thu, phó chủ tịch hội tâm năng dưỡng sinh Đắc Lắk: “ Trong quá trình ngồi thiền (thu nạp năng lượng), điều quan trọng nhất là tĩnh tâm, là vô thức. Có tĩnh tâm, có vô thức thì mới thu nhận được năng lượng vũ trụ. Có thể hiểu tĩnh tâm là mục tiêu cao nhất của việc ngồi thiền.
Trong mọi hoàn cảnh, người thu nạp năng lượng đều phải tạo được trạng thái tâm lý thật thoải mái, bình tĩnh và khiêm hòa, vứt bỏ mọi tham - sân - si... ra khỏi đầu óc, tạo được “thân ở trong muôn loài, tâm ở trên muôn loài”, tạo được “nhân cách chân không”...
Cách thiền thu nạp năng lượng vũ trụ (nạp khí) như thế nào?
Cũng còn có tên gọi là Thiền. Khi thu nạp năng lượng cũng được gọi là ngồi thiền, nạp khí... Nhưng khác với cách thiền của Phật giáo.
Có nhiều cách thu nạp năng lượng. Người bệnh có thể ngồi trên ghế tựa, hoặc ngồi với tư thế hoa sen (xếp chân bằng tròn) như trong Thiền của Phật giáo. Cần lưu ý, không nhất thiết phải ngồi ở tư thế hoa sen vì không phải ai cũng có thể ngồi được như thế do phải trải qua một quá trình tập luyện công phu.
Cách ngồi trên ghế tựa:
- Người tập ngồi trên ghế tựa, chọn loại ghế có độ cao vừa tầm với cẳng chân, mặt ghế không quá cứng, hoặc quá mềm để có thể ngồi thoải mái được lâu và tạo cảm giác vững chắc.
- Hai bàn chân để song song trên mặt đất, khoảng cách ngang rộng bằng vai.
- Cẳng chân thẳng tạo thành góc vuông với bàn chân.
- Đùi thẳng góc với cẳng chân tạo thành góc vuông, khớp gối vuông hình thước thợ.
- Thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, không dựa lưng vào thành ghế.
- Vai để xuôi tự nhiên. Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay để ngửa tự nhiên giữa đùi (nếu đẩy nhẹ khuỷu tay, cánh tay có hiện tượng đong đưa thì mới đạt yêu cầu), tay không chạm, không tựa vào tay ghế, đối với loại ghế có tay dựa. Hai lòng bàn tay ngửa lên trên hoặc có thể úp vào đầu gối.
- Đầu ngay ngắn thẳng với sống lưng.
Giai đoạn đầu tập thu nạp năng lượng, có thể chỉ cần ngồi xếp bằng tròn, ngửa lòng bàn chân và bàn tay lên trên. Hoặc có thể chỉ ngồi trên ghế tựa.
Trước khi nạp năng lượng, người bệnh cần thằng lưng, hai bàn tay chụm các đầu ngón tay ôm lấy đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chụm lại nhau, hoặc ngửa lòng bàn tay lên trên; đầu hơi cúi xuống cằm, mắt nhắm, tĩnh tâm, hít vào bằng mũi và thở ra chậm bằng mồm 3 lần.
Sau đó, cần chìm vào tĩnh lặng, quán tưởng (tập trung suy nghĩ) có một luồng sinh khí (năng lượng) đang tụ lại ở luân xa 8 trước trán, đi ngược lên trên luân xa 7 ở đỉnh đầu, rồi lần lượt xuống các luân xa 6,5,4,3,2,1. Chú ý khi xuống đến luân xa 1, người tập cần thót hậu môn lại, sau đó tiếp tục dẫn khí đi ngược lên theo dọc trước cơ thể đến huyệt ngạnh trung (luân xa 6’). Chu trình dẫn sinh khí mới lại tiếp tục. Khi đã tập thành thạo, trong trạng thái vô thức, sinh khí vận hành trong các luân xa sẽ có tính tự động không còn phụ thuộc ý thức của người tập. Luồng sinh khí này có thể vận hành đến các luân xa khác trong cơ thể và đào thải tà khí (khí độc) ở các cơ quan trong cơ thể ra ngoài. Khi kết thúc thu nạp năng lượng, cũng hít thở như trên 3 lần.
Để chữa các bệnh mình đang mắc cần chú ý tập trung thời gian lâu hơn ở các luân xa lien quan đến tình hình bệnh lý của mình. Ví dụ mắc các bệnh về thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt cần chú các luân xa 7,6,6’, 5…Mắc bệnh phổi-phế quản cần chú ý luân xa 5,4,3. Chú ý không nạp khí vào luân xa 1.
Cách thu nạp năng lượng cần có sự kiên trì, tập luyện một các từ từ.
Cảm giác của người tập thu năng lượng:
Cần chú ý:
- Thời tiết không tuận lợi như mưa gió, sấm chớp không nên nạp khí.
- Nên chọn các nơi có sinh khí tốt như hồ nước, đồi núi cao…để tập. Ở Hà Nội, các vị trí như hồ Gươm, hồ Tây…cũng là những nơi tập trung được linh khí.
Hiệu quả của việc thu nạp năng lượng vũ trụ như thế nào?
Năng lượng vũ trụ đi vào các luân xa và từ các luân xa, năng lượng đi vào các kinh mạch, huyệt đạo. Tạo điều kiện để cân bằng âm – dương, khai thông khí huyết, cân bằng các chức năng tạng – phủ. Âm dương cân bằng thì không mắc bệnh, sức khỏe dồi dào. Âm dương mất thằng bằng thì sức khỏe suy giảm. Âm dương cạn kiệt thì tính mạng mất. Các tầng hào quang trong cơ thể cũng thay đổi trong quá trình trao đổi năng lượng. Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, Tinh – Khí – Thần là ba báu vật của cơ thể. Các luân xa cũng liên quan chặt chẽ đến Tinh – Khí – Thần.
Với những người đã dày công tập luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Theo y sinh học hiện đại, năng lượng vũ trụ tác động toàn bộ cơ thể, cân bằng nội tiết và hệ thống nội môi, các cơ quan trong cơ thể…
Khi đã dược KMLX và kiên trì nạp nặng lượng, toàn bộ cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Xét ở góc độ y sinh học, hệ thống nội tiết sẽ có tác động tích cực, thay đổi môi trường bên trong cơ thể, thay đổi đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng, thay đổi tính phản ứng của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và ô xi hóa trong cơ thể... Thu nạp năng lượng đúng cách sẽ tạo điều kiện cơ thể nạp được năng lượng vũ trụ, kích thích cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, đào thải các năng lượng xấu (tà khí), khai thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể (bổ chính), hạn chế tác hại của các tác nhân gây bệnh (khu tà). Thậm chí, một số người còn phát triển một số khả năng tiềm ẩn, những khả năng đặc biệt khác như nhìn thấy các cơ quan trong cơ thể, giao tiếp tâm linh, biết được ý nghĩ người khác…
Một số chú ý:
- Nên chọn nơi yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ, tránh chỗ có gió lùa, khí độc, nhiều người qua lại. Nếu có bàn thờ Phật thì thắp hương lễ Phật trước khi ngồi thiền (rất tốt).
- Nên chọn giờ thiền thích hợp, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, sau giấc ngủ trưa, hoặc trước khi đi ngủ. Đối với người cao tuổi hay bị thức giấc nửa đêm, thì ngồi thiền vào lúc đó rất tốt, không nên nằm suy nghĩ lung tung, trằn trọc, không có lợi cho sức khỏe.
- Trước khi thiền tuyệt đối không được uống bia, rượu. Nếu đã uống phải sau 4 tiếng mới được ngồi thiền.
- Không nên thiền ngay sau khi vừa ăn no. Trước khi thiền nên uống một chút nước để khỏi bị khô họng.
- Khi ngồi thiền luôn chú ý thả lỏng toàn thân, đầu và lưng thẳng vì đây là đường đi chính của năng lượng. Cố gắng loại bỏ các tạp niệm, không để các ý nghĩ hỗn độn trong đầu. Tuy vậy luôn quán tưởng "Tâm không vô thức hoàn toàn", tránh hiện tượng ngủ gật trong quá trình thiền. Thiền trong tỉnh thức.
- Cần phải uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường sự thải độc ra ngoài cơ thể.
- Nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi để đảm bảo cung cấp các yếu tố vi lượng, vitamin…
GIẢI MÃ BÍ MẬT CHỮA BỆNH BẰNG NĂNG LƯỢNG[1]
Bằng cách truyền năng lượng vào đồ ăn, nước uống hay giữ năng lượng trong phòng để bệnh nhân ngồi điều dưỡng mà rất nhiều người đã khỏi bệnh, trong đó có những căn bệnh tưởng như bó tay.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyện thầy tào trong các vùng dân tộc chuyên chữa bệnh chỉ bằng chai nước trong mang đầy vẻ ly kỳ, huyền bí, hay những tiến sĩ thần học chữa bệnh bằng nước truyền năng lượng… giờ đây đã có thể được lý giải một cách khoa học dưới góc độ của bộ môn Năng lượng cảm xạ.
Chai nước lọc “bị phù phép” hay chỉ là năng lượng cảm xạ?
Tôi đã mục sở thị việc chữa bệnh bằng năng lượng từ một vị tiến sĩ (yêu cầu giấu tên) tại Hà Nội. Tôi chẳng được giải thích cặn kẽ mà chỉ biết rằng vị tiến sĩ này dùng một trường năng lượng siêu nhiên nào đó chỉ đạo và ông hiểu căn nguyên của bệnh tật phát sinh trong cơ thể bệnh nhân. Ông không mê tín, bệnh nào chữa được bằng năng lượng thì khẳng định sẽ khỏi; bệnh nào phải chữa bằng tây y, ông hướng dẫn bệnh nhân đến nơi điều trị đúng và nếu chữa bằng đông y tốt hơn thì ông cũng tư vấn cẩn thận cho người bệnh.
Trong cái nắng nóng gay gắt của những ngày đầu hè, nhiệt độ lên tới gần 40 độ C nhưng ngôi nhà của vị tiến sĩ lại có bầu không khí dìu dịu, mát mẻ rất dễ chịu không phải do điều hoà. Tôi đã chứng kiến nhiều người mắc các chứng bệnh khác nhau, nhất là liên quan đến thần kinh sau khi được tiến sĩ chữa trị bằng năng lượng đã thuyên giảm hoặc khỏi hẳn. Điều kỳ lạ là liệu pháp chữa bệnh chỉ là những chai nước lọc đã được truyền năng lượng. Đó là thứ năng lượng gì, nó được tạo ra từ đâu? Đây là điều không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người muốn tìm hiểu thật ngọn ngành…
Chuyện thứ hai, tôi được nghe một người con nói về quá trình chữa bệnh của người cha bằng một chai nước trong kỳ lạ cho những người điên, những con trâu bị bệnh giòi đục thịt và nhiều bệnh khác. Chính người con ấy, ông Hứa Hiếu Lễ (người dân tộc thiểu số) cũng rất băn khoăn không biết cha mình đã chữa bệnh cho mọi người bằng phương thức gì. Chỉ biết rằng, nhiều người điên đã khỏi bệnh dù trước đó đã được đưa đi không ít nơi chạy chữa. ông Hứa kể rằng: “Không chỉ chữa bệnh cho người, cha tôi còn có thể cầm máu, bắt giòi cho trâu bò”.
Khi chúng bị vắt rừng cắn, bị ngã xuống vực, đá đâm thủng ruột. Nếu không cứu chữa kịp thời, chỗ bị thương sẽ nhiễm trùng, máu chảy đến khi kiệt sức. Những con giòi đục mãi vào thịt, trâu bò sẽ lăn ra mà chết. Phải có đến sáu bảy chục năm, dù cha tôi không chuyên hành nghề nhưng vẫn thường xuyên đi chữa bệnh. Những người dân truyền tin cho nhau về khả năng kỳ lạ này ngày một lan rộng. Cha tôi sẵn lòng giúp mà không kèm theo bất cứ một đòi hỏi vật chất nào…”.
Những chuyện không lý giải được một cách rõ ràng khiến nhiều người cho rằng đó là sự phù phép, chữa bệnh bằng ma thuật. Nhiều người và ngay cả ông Hứa cũng nghĩ rằng cha mình chữa bệnh bằng phù phép. Bởi hồi còn nhỏ, cha ông Hứa có theo học ông thầy Vườn Luông. Đó là một nhân vật cực kỳ huyền bí sống ở cánh đồng Bo Păn. ông thầy Vườn Luông sống cô độc trong một cái lều sâu trong rừng nơi ít người đi tới. ông thầy này có truyền nghề nhưng không phải ai cũng theo học được bởi sự kỳ quặc trong tính nết và sự huyền bí không phải ai cũng có cơ duyên để tiếp nhận được.
Theo ông Hứa, nhiều lần cha con ông đã nói chuyện về ông thầy Vườn Luông kỳ lạ. Sau này, ông Hứa viết lại: “Ông Vườn Luông là một ông thầy cao tay. Tôi cũng được nghe mẹ kể nhiều về ông thầy Vườn Luông. Đó là một người tài cao đức dày, không mấy học trò theo được, chỉ có cha tôi là người hiền lành nhất, trung thực nhất và rất sáng dạ. Ông Vườn Luông tin yêu cha tôi nhất trong đám học trò. Kể từ đó, ông Vườn Luông truyền hết bí mật cho riêng cha tôi”.
Cách chữa bệnh của cha ông Hứa cũng kỳ lạ lắm. Thuốc là một chai nước lã trong vắt múc từ dưới mỏ nước mang về. Rồi ông gọi người nhà đốt ba nén nhang mang lên. Ba nén nhang kẹp vào mang tai, ông ngồi thẳng lưng, thẳng cổ như kiểu ngồi tòa sen. Chỉ thấy ông nhắm hờ hai mắt, bất động toàn thân, đó là tư thế ngồi thiền. Không thấy ông bỏ bất cứ vật gì vào chai nước. Khoảng nửa tiếng sau, khi ba nén nhang cháy vừa hết, ông lấy hơi từ lồng ngực khẽ khàng thổi vào chai. Chai nước vẫn trong suốt. Sau đó mang cho người điên uống, dăm ngày sau họ không còn quậy phá nữa. Họ nói năng từ tốn hơn, cử chỉ hành động trở lại bình thường.
Những chuyện tôi được nghe về thầy tào chữa bệnh cho người điên trên vùng đất Tây Nguyên bao la huyền bí và chuyện ông tiến sĩ chữa bệnh bằng năng lượng dưới đồng bằng có mối liên hệ gì với nhau? Liệu đây có phải là sự phù phép? Và nếu có thể lý giải bằng khoa học thì cội nguồn của những năng lượng được truyền vào trong chai nước cho người bệnh là gì?
Giải mã bí mật
Sau quá trình tìm tòi, hai nhà nghiên cứu Dư Quang Châu và Trần Thu Ba thuộc bộ môn Cảm xạ học đã đưa ra những lý giải về việc chữa bệnh bằng năng lượng từ tính, mà cha đẻ của phương pháp này là tiến sĩ thần học, bác sĩ Mesmer ông đã phát triển thành học thuyết gọi là “từ tính động vật”.
Theo hai nhà nghiên cứu, Mesmer là một học giả uyên thâm, ông thường bí mật nghiên cứu các môn khoa học thường bị cấm: chiêm tinh học, thuật luyện đơn, thuật huyền bí và vật lý học. Mesmer sinh năm 1734, thời nhỏ ông hay trốn học đi lang thang nhưng đầu óc phân tích vấn đề rất sâu sắc.
Năm 1759, ông nhận bằng Tiến sĩ thần học và đến năm 1766 nhận bằng bác sĩ y khoa. Ông có nhận xét khi đến gần một nhà phẫu thuật đang mổ cho một người bệnh thì máu của bệnh nhân chảy chậm lại, khi ông rời xa thì máu của người bệnh chảy nhanh như cũ. Ông cho là mình có khả năng tiềm ẩn giống như ông lang.
Đến năm 1772, Mesmer bắt đầu áp dụng việc chữa bệnh bằng Năng lượng từ tính. Những nghiên cứu của ông hỗn hợp thuyết lực hấp dẫn của Newton với thuyết của Paracelse về các mối liên hệ và ảnh hưởng của nam châm đến vũ trụ và thế giới bên trong của con người. Ông bắt đầu ứng dụng Năng lượng từ tính để chữa chứng cuồng loạn và sau này, nhiều học giả nổi tiếng đã tiếp tục công việc của ông.
Học thuyết của Mesmer chỉ ra rằng, trong con người có từ tính động vật, ông gọi là chất lỏng – ảnh hưởng huyền bí. Ngôn từ hiện đại gọi là Năng lượng từ tính, một hiện thực được phân bố trên khắp vũ trụ có tính chất vừa vật lý học vừa siêu hình học. Ông nghĩ rằng, sự thiếu nó hoặc phân bố nó không đúng có thể sinh ra những rối loạn về bệnh tật.
Tại Paris, Mesmer đã sử dụng cái chậu nổi tiếng của mình nạp vào đó một năng lượng từ tính có thể tạo ra một bệnh biến và chữa khỏi cơn bệnh. Kết quả đến nhanh và cả vinh quang nữa, kéo theo phản ứng của các giới khoa học và bác sĩ. Vả lại Mesmer cũng thường mạnh mẽ phản đối những người cho rằng việc chữa bệnh của ông là do các nguyên nhân siêu nhiên, bằng cách nhắc lại việc chữa khỏi bệnh là do các nhân tố vật lý và sự chuẩn bị về tinh thần cho người bệnh. Theo các sách nghiên cứu còn ghi lại, Mesmer rất giỏi trong việc dàn cảnh, đòi hỏi bệnh nhân của mình phải tuân theo những quy định về nghi thức thực sự. Bệnh nhân đến nhà ông, trong đó có các quý tộc và các nhà bác học đều thấy như đi đến một cuộc biểu diễn.
Từ học thuyết của Mesmer, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định những điều chúng ta tưởng như huyền bí trong các phương pháp chữa bệnh bằng năng lượng đều có nguồn gốc cơ bản. Đó là sự vận dụng thực tế của bộ môn khoa học vật lý, nó không phải là một dạng phù phép hay ma thuật nào cả. Trở lại câu chuyện ban đầu, chính ông tiến sĩ đã khẳng định mình chữa bệnh bằng trường năng lượng.
Và để đạt được sự huyền diệu thì vị tiến sĩ này phải luyện tập. Hàng ngày ông dậy sớm và có hàng giờ đồng hồ ngồi thiền. Cha của ông Hứa cũng ngồi thiền để chữa bệnh. Ông đã đưa người bệnh đến với thế giới huyền ảo mà ở đó con người đi từ bên ảo đến cõi thực, cái xấu được cảm hóa bằng thiện tâm và cái đẹp. Và, những người mắc bệnh điên huyền bí trong thế ngồi tĩnh tâm đã chế ngự được bệnh tật. Năng lượng được truyền vào nước nhưng cũng một phần do chính người bệnh với tâm lý thoải mái tin rằng mình sẽ khỏi bệnh tự sinh ra. Chân lý này đã và đang được lý giải bằng những môn khoa học mới và hiện đại.
KHÍ CÔNG CAO CẤP
BÍ ẨN THẦN KỲ VỀ CÔNG LỰC VÔ BIÊN CỦA CON NGƯỜI[2]
Khí công cao cấp và những công năng đặc dị không phải là thứ gì thần bí siêu hình. Con người có chừng 14 tỉ tế bào đại não, thông thường mới chỉ sử dụng độ hơn một triệu tế bào, còn tuyệt đại đa số các tế bào não được tồn chứa một cách lặng lẽ, vô dụng.
Từ trước đến nay, người đời thường cho rằng, việc các “dị nhân” chữa bệnh kiểu… “bắt ma” là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, hiện nay, khoa học đã chứng minh, những người có khả năng đặc biệt có thể chữa bệnh và thực tế là hoàn toàn khoa học và vô cùng vi diệu. Nguyên nhân sâu xa của bệnh tật có nguồn gốc từ sự hoạt động của trường năng lượng sinh học. Mỗi tế bào trên cơ thể đều có một đám mây điện từ bao quanh và các dòng hào quang tuôn chảy theo hệ thống. Khi đám mây điện từ ở khu vực nào yếu, hoạt động lộn xộn và các dòng hào quang lệch lạc, tắc nghẽn thì khu vực đó sẽ sinh ra bệnh tật. Người có khả năng đặc biệt (có thể gọi là nhà ngoại cảm), với khả năng thấu thị và nhìn thấy dòng chảy của trường năng lượng sinh học, họ sẽ biết ngay người đối diện bị bệnh gì và biết cách chữa trị phù hợp.
Ảnh trên: Nhà Yoga số 1 Việt Nam Nguyễn Thế Trường
Barbara là người ứng dụng rất thành công trong việc sử dụng khả năng ngoại cảm của mình vào việc chữa bệnh cứu người. Theo cách nhìn của bà thì bệnh tật là hậu quả của mất cân bằng năng lượng. Mất cân bằng là hậu quả của việc quên con người thật của mình. Quên con người thật của mình tạo ra những ý nghĩ và hành động dẫn đến một cách sống không lành mạnh, cuối cùng là bệnh tật. Như vậy, bệnh tật như là bài học mà ta tự rút ra được để giúp ta nhớ lại con người thực của mình.
Theo Barbara, những ngày đầu thực hành chữa bệnh bà phải nhờ sự chỉ dẫn của các hướng đạo tâm linh (một số nhà khoa học ở nước ta gọi là tiềm thức siêu phàm) về cách chữa trị. Khi khả năng phát triển ở mức “thấu thị”, nghĩa là bà có thể nhìn vào thân thể con người như một máy X-quang thì bà không cần đưa hoạt động bộ não về dạng tiềm thức để tìm câu trả lời mà có thể chữa bệnh ngay được.
Với những nhà tu thiền, hào quang chính là bản thân cuộc đời. Mỗi vầng hào quang là một cơ thể, chúng đang sống và hoạt động như thân thể chúng ta. Mỗi cơ thể hào quang tồn tại trong thực tại hữu thức mà một phần nào giống và một phần nào đó không giống như thực tại thể chất. Mỗi vầng, về một nghĩa nào đó, ở trong thế giới của chính nó, hơn nữa, những thế giới này liên kết với nhau và tồn tại chìm ngập trong cùng không gian nơi ta trải nghiệm thực tại thể chất của mình.
Ảnh trên: Nhà ngoại cảm Barbara
Nguyên nhân sâu xa của bệnh tật, xét trên quan điểm hào quang, là dòng chảy năng lượng khắp trường hào quang bị phá vỡ. Tại các điểm gây bệnh, các trường hào quang xuất hiện những “đốm màu” năng lượng ý thức bị cắt rời khỏi phần thân thể. Những tắc nghẽn này tồn tại ở tất cả các mức của hào quang. Chúng tác động lên nhau từ vầng hào quang này tới vầng hào quang khác. Ngoài ra, luân xa là những điểm nhận năng lượng vào tối đa cho nên chúng là những tiêu điểm cân bằng rất quan trọng bên trong hệ thống năng lượng. Luân xa mất cân bằng sẽ dẫn đến bệnh tật. Luân xa càng mất cân bằng thì bệnh tật càng nghiêm trọng.
Quá trình chữa trị, đối với các nhà ngoại cảm là quá trình tái cân bằng năng lượng tại từng “cơ thể hào quang”. Khi toàn bộ năng lượng tại mỗi “cơ thể hào quang” được cân bằng thì sẽ có sức khoẻ. Ý thức đã học được bài học đặc biệt này, vì vậy nó có chân lý vũ trụ.
Các nhà ngoại cảm sử dụng hai cách chữa trị, là chữa trị bên trong và chữa trị bên ngoài. Chữa trị bên trong là quá trình thiết lập cân bằng sức khoẻ bằng cách tập trung và xử lý trực tiếp các diện mạo thể chất, cảm xúc, tâm thần và tâm linh của con người. Chữa trị “bên ngoài”, giúp tái lập cân bằng tại các vầng hào quang khác nhau, bao gồm các hệ thống thân thể, bằng cách dùng năng lượng được chắt lọc từ trường năng lượng vũ trụ. Chữa trị “bên trong” là quan trọng nhất, song các phương pháp chữa trị “bên ngoài” là cần thiết để bổ sung cho quá trình này.
Ảnh bên: Bìa cuốn sách Bàn tay ánh sáng của Barbara mô tả kỹ lưỡng về trường năng lượng sinh học của con người.
Theo Barbara, trên lý thuyết, phương pháp chữa trị bằng việc tác động vào trường năng lượng sinh học sẽ là biện pháp của tương lai. Khi đó, thuốc men và các biện pháp giải phẫu sẽ không còn cần thiết nữa. Các nhà khoa học cũng không cần phải mày mò nghiên cứu, thử nghiệm các loại thuốc trên động vật. Bởi vì, khi tri giác con người phát triển đến mức cao cấp, con người sẽ tự chữa trị bằng phương pháp thiền định. Khi trong trạng thái thiền định, con người có thể tác động lên tất cả các cơ thể hào quang. Bức xạ học sẽ là phương pháp chưng cất năng lượng chữa trị từ trường năng lượng vũ trụ, bằng cách sử dụng các máy móc để phát ra các “dải” hoặc “tần số”. Song song với cảm xạ học, bức xạ học truyền đi rộng rãi những năng lượng quanh trường năng lượng vũ trụ tới những bệnh nhân ở rất xa thầy thuốc. Một mẫu thử về huyết học hay một mẫu tóc lấy từ bệnh nhân thường được sử dụng làm anten. Nhà chữa trị bằng bức xạ học có thể chọn vầng hào quang nào mình sẽ thao tác lên. Và như vậy, theo lý thuyết này, trong tương lai, nền y tế sẽ tiến đến một hệ thống chữa trị toàn đồ, tức là, khi đó, “bác sĩ” sẽ sử dụng năng lượng vũ trụ, tác động cùng một lúc cho tất cả các cơ thể năng lượng và thân thể theo yêu cầu của bệnh nhân và hợp nhất các quá trình chữa trị bên trong với các quá trình chữa trị bên ngoài. Khi đó, bác sĩ chỉ việc tác động vào trường năng lượng hào quang (ý thức) của bệnh nhân, mà bệnh nhân dù ngồi ở đâu cũng được, bởi ý thức của bệnh nhân nằm trong hệ thống trường năng lượng vũ trụ, nên ý thức của bệnh nhân có thể di chuyển đến khắp nơi trên thế giới, và sẽ tìm đến bác sĩ một cách dễ dàng. Cũng xin nói thêm rằng, lý thuyết này nghe có vẻ rất xa vời, nhưng thực tế, các nhà khoa học ở Việt Nam đã âm thầm nghiên cứu phương pháp chữa bệnh từ xa từ nhiều năm nay.
Con người có năng lượng vô biên?
Để độc giả hiểu thêm về khả năng chữa bệnh bằng cách tác động vào trường năng lượng sinh học của các nhà ngoại cảm, tác giả xin giới thiệu một nhân vật xuất chúng của Trung Quốc, đó là nhà khí công Nghiêm Tân.
Đối với người dân Trung Quốc, Nghiêm Tân như một huyền thoại sống. Nghiêm Tân lớn lên ở huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, trong một gia đình có truyền thống thượng võ, nên từ nhỏ đã yêu thích quyền cước. Hồi 4 tuổi, khi Nghiêm Tân đang nô đùa cùng với bọn trẻ trong rừng, bất ngờ gặp một người đàn ông tuổi trung niên. Với một thứ khinh công tột đỉnh, chỉ trong nháy mắt, ông đã biến mất, nhìn khắp bốn bề đều không thấy bóng hình, như đã bay lên trời cao hay biến vào lòng đất vậy. Thế rồi, chỉ trong thoáng chốc ông lại đột ngột hiện ra, đứng trước bọn trẻ đang ngơ ngác. Bé Nghiêm Tân cứ níu ông đòi dạy võ. Cuối cùng vị cao thủ võ lâm ẩn cư tu thân luyện công nơi núi rừng sâu ấy đã nhận cậu bé bốn tuổi này làm đệ tử.
Dưới sự chỉ dẫn của sư phụ, Nghiêm Tân tĩnh tâm học khí công. Ba, bốn năm trôi qua, cậu bé cảm thấy xương cốt, thần kinh và máu thịt trong người như đã thay đổi hẳn. Dòng máu trong thân thể như sôi bỏng, hai bàn tay nóng rát. Ngày thường luyện công trong phòng, nhưng toàn thân như đã bay ra tới cánh đồng quang đãng. Khi nhắm mắt ngưng thần, trước mắt thấy nổi lên lớp ánh sáng trắng loang loáng và hiện ra hình dáng những đồ đạc bày trong phòng… Bằng phương pháp luyện công, Nghiêm Tân đã khai mở được khả năng đặc biệt (thiên nhãn thông), trông thấy trường năng lượng con người như một nhà ngoại cảm.
Năm 11 tuổi, khi nhắm mắt phát công, những vật thể trước mắt nổi rõ trong đầu với hình khối và màu sắc hoàn toàn giống và rõ như đang mở mắt nhìn. Khi công phu đã thâm hậu, nhắm mắt Nghiêm Tân đã “thấu thị” xuyên suốt cơ thể con người, thấy được cả xương cốt, dây thần kinh phát sáng và dòng máu sẫm đang tuần hoàn trong huyết quản.
Ảnh bên: Hoàng Thị Thiêm có khả năng thấu thị khi bịt mắt mà vẫn “nhìn” được.
Năm 13 tuổi, Nghiêm Tân đã có khả năng phát lực chữa bệnh cho con người. Sau khi tốt nghiệp Học viện Y khoa Thành Đô, ông đã trở thành một tài năng chữa bệnh thần kỳ. Trở thành một thầy thuốc hành nghề giữa dân gian, ông làm được những kỳ tích con người khó tưởng tượng nổi, được thiên hạ tôn xưng là “Thiên phủ thần y, Hoa Đà tái thế”.
Khả năng chữa bệnh của Nghiêm Tân bằng tác động trường sinh học kỳ diệu đến mức khó tả. Ông có thể làm cho xương cốt bị gãy vụn trở lại lành lặn như thường. Một công nhân trẻ của nhà máy thép Trùng Khánh tên là Túc Bình bị tai nạn giao thông. Bệnh viện chụp X Quang, cho biết: hai xương bả vai bị gãy rời, vỡ vụn, khớp vai phải thoát vị… Trước sự chứng kiến của các bác sĩ cả Đông lẫn Tây y, Nghiêm Tân huy động cả hai tay băm, đấm, xoa, bóp mạnh mẽ trên lưng Túc Bình, khiến cả vùng sau lưng mát lạnh. 20 phút sau, Nghiêm Tân thu hồi công lực, đi thăm bệnh ở các phòng khác. Khoảng nửa giờ sau, ông quay lại nói với Túc Bình, lúc này vẫn ngoan ngoãn nằm im trên giường: “Xoay ngửa người lại”. Túc Bình lấy sức xoay mình và nằm ngửa ra một cách dễ dàng rồi ngồi dậy, xuống giường, đi đến cửa, nắm lấy khung cửa làm một mạch 30 lần động tác co tay trên xà, còn dùng một tay nhấc lên vật nặng trên 20kg.Đối với những ca gãy xương, Nghiêm Tân thường dùng ngoại khí để trị liệu. Hình thức phát công rất đa dạng. Có lúc phát công ở sát gần, cũng có khi phát công ở cự ly xa, thậm chí cách bức tường cũng có tác dụng.
Bản đồ năng lượng trường sinh học sẽ cho biết sức khỏe, thể trạng