Chủ quan dẫn đến mất mạng
Một người đàn ông 40 tuổi sống tại Vũ Hán, Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng đau đớn quá mức chịu đựng vì sâu răng. Ban đầu, anh ta bị đau nhẹ vài ngày, do đang đi làm thuê, ít tiền nên chủ quan cố gắng nhịn đau làm việc.
Bốn ngày sau, chiếc răng hành hạ anh ta khủng khiếp hơn, lợi nứt sưng đỏ, hàm răng như bị xô lệch. Đáng sợ hơn nữa là cổ anh ta bắt đầu nổi hạch, to, và bị sốt liên tục, không hạ được. Cứ ngỡ rằng nghỉ ngơi thêm vài ngày, chiếc răng sâu sẽ bớt viêm tấy và không “hoành hành” nữa nên anh ta chỉ đi làm nửa ngày và vẫn… không chịu đi khám.
Mãi đến ba ngày sau, khi những cơn đau nhức dội lên tới óc, người đàn ông khốn khổ mới chịu đến bệnh viện thăm khám. Được bác sĩ khoa Răng hàm mặt tận tình cứu chữa, mặt và lợi của anh đã bớt sưng tấy nhưng đáng ngạc nhiên là hạch ở cổ vẫn không hề thuyên giảm và có chiều hướng sưng to lên.
Bác sĩ chủ trị cho anh thấy bất ngờ hơn nữa là dù đã áp dụng đủ các biện pháp thông thường dành cho người sâu răng nhưng đã quá nửa ngày mà bệnh nhân vẫn chưa hạ được sốt.
Một người đàn ông 40 tuổi sống tại Vũ Hán, Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng đau đớn quá mức chịu đựng vì sâu răng. Ban đầu, anh ta bị đau nhẹ vài ngày, do đang đi làm thuê, ít tiền nên chủ quan cố gắng nhịn đau làm việc.
Bốn ngày sau, chiếc răng hành hạ anh ta khủng khiếp hơn, lợi nứt sưng đỏ, hàm răng như bị xô lệch. Đáng sợ hơn nữa là cổ anh ta bắt đầu nổi hạch, to, và bị sốt liên tục, không hạ được. Cứ ngỡ rằng nghỉ ngơi thêm vài ngày, chiếc răng sâu sẽ bớt viêm tấy và không “hoành hành” nữa nên anh ta chỉ đi làm nửa ngày và vẫn… không chịu đi khám.
Mãi đến ba ngày sau, khi những cơn đau nhức dội lên tới óc, người đàn ông khốn khổ mới chịu đến bệnh viện thăm khám. Được bác sĩ khoa Răng hàm mặt tận tình cứu chữa, mặt và lợi của anh đã bớt sưng tấy nhưng đáng ngạc nhiên là hạch ở cổ vẫn không hề thuyên giảm và có chiều hướng sưng to lên.
Bác sĩ chủ trị cho anh thấy bất ngờ hơn nữa là dù đã áp dụng đủ các biện pháp thông thường dành cho người sâu răng nhưng đã quá nửa ngày mà bệnh nhân vẫn chưa hạ được sốt.
Không chịu đi khám ngay khi mới bị đau răng, người đàn ông này phải trả giá đắt (Ảnh internet)
“Ban đầu bác sĩ khoa Răng nghĩ đơn giản rằng trị dứt điểm chiếc răng sâu, anh ta sẽ đỡ đau đớn. Nhưng khi phát hiện thấy người bệnh không dứt sốt, lại có biểu hiện sưng hạch, hơi mất ý thức, họ lập tức suy đoán, có thể bệnh nhân đã bị vấn đề cấp tính về tim hoặc phổi do viêm nhiễm kéo dài nên chuyển anh ta sang khoa Ngoại của chúng tôi.
Qua chụp chiếu kĩ càng, chúng tôi phát hiện thấy trung thất (khoang trung tâm nằm trong lồng ngực) của bệnh nhân đã bị viêm nhiễm nặng. Đây mới chính là nguyên nhân khiến những cơn sốt cao dai dẳng hành hạ anh ta. Các bác sĩ khoa Ngoại có tay nghề cao nhanh chóng được huy động để hút dịch, rửa sạch phần trung thất bị viêm nhiễm.
Đáng tiếc là do thời gian ủ bệnh quá lâu, chính người bệnh đã tự đánh mất thời gian vàng giành giật mạng sống khỏi tay tử thần nên dù chúng tôi đã áp dụng những biện pháp cứu chữa tiên tiến nhất cũng không có tác dụng gì.
Biết tin các bác sĩ đã “bó tay” và bệnh nhân bắt đầu chuyển sang giai đoạn mê man mất ý thức, người nhà của anh ta hết sức đau lòng nhưng cuối cùng cũng chọn phương án buông xuôi. Chúng tôi cũng không đành lòng nhưng không thể làm gì được ngoài việc chứng kiến anh ta ra đi trong đau đớn chỉ vài giờ sau đó”, bác sĩ Bao Dương – bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân chia sẻ.
Nguồn cơn căn bệnh hiếm gặp
“Bệnh nhân nam này đã không may mắc phải chứng Descending necrotizing mediastinitis (DNM). Nói đơn giản nghĩa là, chính chiếc răng sâu là mầm bệnh truyền vi khuẩn, dịch bệnh vào trung thất gây ra sự viêm nhiễm nặng nề.
Trung thất là một khoang trung tâm nằm trong lồng ngực, giữa các khoang màng phổi. Nó bao gồm tim, các mạch máu lớn, thực quản, khí quản, thần kinh hoành, thần kinh tim, ống ngực, tuyến ức và các hạch bạch huyết trong lồng ngực.
Trung thất được bao quanh bởi các màng phổi, phía trước là xương ức, phía sau là cột sống, chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống. Phía trên là nền cổ và phía dưới là cơ hoành .
Khi bị sâu răng kéo dài vài ngày, không sử dụng thuốc kháng viêm, người bệnh đã bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng răng này, tuy chỉ có một chiếc nhưng đã truyền qua đường họng gây ra áp xe sau thành họng (nhiễm trùng khoang sau hầu), tạo ra nhiều dịch nhầy.
Khuẩn bệnh theo dịch nhầy, qua đường hô hấp – khoang sau hầu (họng) và các khoang trước khí quản đi tới trung thất gây viêm nhiễm nặng dạng mủ. Người bệnh không sử dụng thuốc trong 1 tuần thời gian là đã bỏ phí đi rất nhiều cơ hội tiêu diệt khuẩn bệnh, chặn đứng đường đi của khuẩn bệnh.
Hình ảnh trung thất
Hơn nữa đây thuộc dạng bệnh hiếm gặp, nếu đã mắc phải thì diễn tiến phát triển rất nhanh chóng trong tình trạng nguy kịch, tỷ lệ tử vong cao, bác sĩ Bao Dương phân tích sâu hơn về nguyên nhân gây ra căn bệnh của người đàn ông này.
Như vậy, chúng ta chớ nên chủ quan khi bị sâu răng, đặc biệt là trong trường hợp có nổi hạch to, sốt kéo dài vài ngày không đỡ. Bởi lẽ, viêm nhiễm từ răng miệng sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu sẽ gián tiếp gây ra và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường... thậm chí còn gây ra những biến chứng khó lường: viêm tủy, viêm xương, viêm cầu thận, viêm nội khớp và một số bệnh nội khoa nguy hiểm hoặc tử vong như người đàn ông trên.
Vì vậy, mỗi chúng ta nên cẩn trọng hơn và đặc biệt chú ý tới bộ máy tiêu hóa, răng miệng và thăm khám đều đặn mỗi khi gặp phải bất thường về sức khỏe.
Chú ý chăm sóc răng hàng ngày, giảm thiểu bệnh tật
PGS-TS Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam khuyến nghị: “Nếu có thói quen ăn nhiều thức ăn có đường, ăn vặt thường xuyên mà không súc miệng, chải răng thì nguy cơ mắc các bệnh răng miệng rất cao.
PGS-TS Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam
Ngoài việc chải răng, hàng ngày chúng ta nên kết hợp dùng nước súc miệng có flo hoặc nước muối loãng để giúp làm sạch các vi khuẩn bám trong khoang miệng. Dùng chỉ nha khoa thay việc dùng tăm xỉa răng sẽ tránh gây trầy xước nướu răng, bảo vệ nướu và các kẽ răng. Ngoài ra cũng cần giữ thói quen khám răng định kỳ sáu tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý sâu răng, viêm nướu...”.
Đức Uy