9 điều nên biết về đồ ngọt theo quan điểm đông y

Ngày nay chúng ta hiểu biết hơn nhưng không may là chúng ta lại ăn nhiều đường hơn cả trước đây, cả dưới dạng đồ ngọt và đường ẩn chứa trong những thực phẩm tưởng chừng như chẳng thể nào chứa đường. Giờ đây chúng ta biết rằng đường không phải là thức ăn tốt và nên tránh. Tuy nhiên, theo thuyết ăn uống dưỡng sinh Trung Quốc, bản chất của đồ ngọt được đánh giá khác xa với việc chỉ đơn giản xác định là tốt hay xấu. Sau đây là một số điều cần biết về đường theo quan điểm của đông y:

9 điều nên biết về đồ ngọt theo quan điểm đông y

 

(Shutterstock*)

Khi nghĩ đến lượng đường mà mình ăn hồi còn nhỏ, tôi chợt thấy kinh hoàng. Mỗi kỳ nghỉ đều tràn ngập các loại sô-cô-la, kẹo, mứt và bánh quy. Lúc đó chúng tôi không biết điều gì hơn ngoài hậu quả trước mắt là chúng tôi đang góp phần làm giàu cho các nha sỹ ở địa phương.

Ngày nay chúng ta hiểu biết hơn nhưng không may là chúng ta lại ăn nhiều đường hơn cả trước đây, cả dưới dạng đồ ngọt và đường ẩn chứa trong những thực phẩm tưởng chừng như chẳng thể nào chứa đường. Giờ đây chúng ta biết rằng đường không phải là thức ăn tốt và nên tránh. Tuy nhiên, theo thuyết ăn uống dưỡng sinh Trung Quốc, bản chất của đồ ngọt được đánh giá khác xa với việc chỉ đơn giản xác định là tốt hay xấu. Sau đây là một số điều cần biết về đường theo quan điểm của đông y:

  • Mỗi hệ tạng phủ tương ứng với một vị và khi gia tăng vị đó một chút sẽ làm tăng cường hệ cơ quan tương ứng nhưng nếu nhiều quá thì sẽ làm cho cơ quan này quá tải. Trong đông y, vị ngọt tác động đến dạ dày, lá lách và hệ tiêu hoá.
  • Sau bữa ăn phản ứng tự nhiên của chúng ta là thèm đồ ngọt vì vị ngọt có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá. Vì vậy, một miếng hoa quả hoặc mẩu sô-cô-la sẽ giúp bạn thư giãn và tiêu hoá thức ăn. Nhưng nếu bạn cố thoả mãn cơn thèm ngọt bằng một miếng bánh 3 lớp gồm pho-mát với sô-cô-la, bơ lạc và lớp kem trên cùng thì sẽ xuất hiện vấn đề. Quá trình tiêu hoá của bạn sẽ hoàn toàn bị quá tải.
(Shutterstock)

Khi bạn lên cơn thèm ngọt đến mức không thể kiểm soát nổi thì đó là dấu hiệu hệ tiêu hoá của bạn đang bị mệt mỏi (Shutterstock)

  • Khi hệ tiêu hoá của bạn bị quá tải với đồ ngọt thì hậu quả phổ biến nhất được gọi là chứng thấp trệ. Đó là khi quá trình tiêu hoá bị trì trệ và quá trình chuyển hoá chất lỏng không được thông suốt. Đây là một minh chứng nữa cho triết lý: thêm một chút thì tốt nhưng nhiều quá lại không tốt. Cơ thể bạn cần độ ẩm nhưng nó sẽ trở nên quá ẩm khi quá trình tiêu hoá bị trì trệ và gây ra thủy thũng (sự đọng nước trong cơ thể). Những triệu chứng như viêm âm đạo, nấm bàn chân, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, loét miệng và thậm chí cơ thể thừa mỡ đều được coi là hậu quả của thủy thũng.
  • Đáng buồn hơn, nếu cơ thể bị thấp trệ sau một thời gian thì nó sẽ trở nên nhiệt. Triệu chứng này trong tây y gọi là viêm. Những bệnh như gút, thấp khớp, nhiễm trùng, zona, hội chứng kích thích ruột và xoang trong đa số các trường hợp đều được đông y coi là vừa thấp vừa nhiệt.
  • Khi bạn lên cơn thèm đồ ngọt đến mức không kiểm soát được thì đó là dấu hiệu hệ tiêu hoá của bạn đang mệt mỏi. Một điều không may là thoả mãn cơn thèm đó chỉ làm cho tình trạng của bạn xấu đi.
  • Ngoài ra, đồ ăn càng ngọt thì càng làm cho cơ thể bạn bị thấp.
  • Còn bây giờ đến mặt tốt: Các thức ăn có vị ngọt thực ra khá bổ dưỡng vì nếu ăn và tiêu hoá tốt những thức ăn này sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể, cho máu và bổ sung các dưỡng chất. Nhưng bạn chỉ cần ăn một chút đồ ngọt và phải đúng loại.
(Shutterstock)

Chẳng hạn khoai lang là một loại đồ ngọt nên ăn. (Shutterstock)

Quảng cáo
  • Những thực phẩm ngọt nên ăn là các loại được coi là có tính ngọt ấm. Các thức ăn này có tính ấm và bổ, bao gồm các cacbonhydrat phức hợp, protein, gạo, khoai lang và các loại củ (như củ từ, cà rốt … nghĩa là ngọt nhưng không quá mức). Các thức ăn có tính ngọt mát là những thứ nên tránh hoặc chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Các loại thức ăn này có tính mát hơn và phân giải, gồm đường đơn giản, đường thô, cacbonhydrat tinh, nước quả, mật ong, chất tạo ngọt nhân tạo và hoa quả. Ngoại trừ hoa quả, các thức ăn khác thường không cung cấp ca-lo, không nhiều chất bổ và làm tăng chứng thấp.
  • Đáng tiếc là các loại đồ ăn mà bạn thấy thèm khi hệ tiêu hoá đang khó chịu hoặc năng lượng cơ thể xuống thấp là các loại bánh ngọt mát, bánh quy, kẹo, bánh mì ngọt và các loại thực phẩm tương tự. Tuy nhiên, những đồ ăn có tính ngọt ấm mới là những thứ mà cơ thể bạn cần để giải quyết cơn thèm đó theo hướng khá lên.

Nay tôi không ăn những thứ đồ ngọt mà tôi ăn hồi còn bé, nhưng đôi khi tôi cũng có dịp ăn những thứ rất là ngọt mát. Nó làm tôi nhớ lại những chiếc bánh mì ngọt, bánh quy sô-cô-la, bánh ngọt phủ kem dày mà tôi đã ăn khi đang tuổi lớn. Cảm giác đầy bụng, mệt mỏi sau khi ăn cũng nhắc nhở tôi không nên ăn những thứ đó thường xuyên.

Nguyên gốc bài biết này được đăng trên trang acupuncturetwincities.com

 

http://vietdaikynguyen.com/v3/49226-9-dieu-nen-biet-ve-ngot-va-dong-y/

Nhạc nền