Cụ bà bỗng nhiên đi lại thoăn thoắt sau 3 lần điều trị nhờ cấy chỉ huyệt đạo

- Là một dược sĩ, nhưng khi mắc phải chứng bệnh viêm – tràn dịch khớp gối, bản thân chị Linh loay hoay không biết nên uống loại thuốc gì và khám chữa như thế nào. Ấy thế mà vẻn vẹn 45 ngày đến với cấy chỉ, cuộc đời chị đã “sang trang”.

Bơm xi măng sinh học vẫn không ăn thua

Chiều tháng tám, mưa rơi rả rích, tôi bắt xe lên phố Lý Nam Đế gặp BS. Vinh để trao đổi về tình hình bệnh tật của đứa em con ông chú. Chuyện là đứa em tôi năm nay 28 tuổi, mới cưới vợ, trong một lần làm việc thì bị tai nạn, ngã từ tầng 3 xuống.
Em tôi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức đã được các bác sỹ mổ cột sống, điều trị khá lâu. Nhưng giờ em nằm liệt một chỗ, hoại tử sâu toàn bộ phần mông, không tự chủ được vệ sinh, luôn phải có người phục vụ. Nghe nói, bác sỹ chẩn đoán em bị chấn thương tủy, không thể chữa khỏi nên về nhà nằm từ nhiều tháng nay.
BS. Vinh chăm chú lắng nghe câu chuyện của tôi, chẳng bỏ sót một từ nào. Ông từ tốn nói: “Trường hợp của bệnh nhân này rất nặng, nhiều người đã phải bó tay trước chấn thương tủy sống. Nhưng không hẳn là đã hết hy vọng, tôi không hứa hẹn gì, thôi thì cứ đưa cậu ấy đến đây. Còn nước còn tát, chúng ta cùng cố gắng nhé!”.
Bỗng từ bên ngoài, một cụ bà có dáng người nhỏ bé bước vào. Thoạt nhìn, tôi nghĩ cụ đến điều trị căn bệnh liệt dây thần kinh VII, bởi phần má phải đã méo xệch, chảy xệ xuống dưới cằm. Nhưng cụ nói không muốn chữa bệnh này vì đã bị gần 40 năm, hôm nay đến đây là nhờ BS. Vinh điều trị tổn thương cánh tay do tai nạn ngã xe.
Ông đại tá về hưu đứng lên thăm khám bệnh rồi ân cần hỏi cụ tại sao biết tới Trung tâm cấy chỉ của mình.
Cụ bà đáp: “Bác sỹ không nhớ tôi sao? Tôi là bệnh nhân từng được ông điều trị khỏi bệnh xẹp đốt sống lưng. Hôm đầu đến còn phải ngồi xe lăn, thế mà lần sau đã đi lại được. Thấy cấy chỉ hiệu quả nên tôi tới điều trị bệnh khác”.
Nghe xong, ông bác sỹ cười xòa. Ông bảo một ngày phải tiếp không biết bao nhiêu bệnh nhân, rảnh một chút lại thêm công tác ở Hội Đông y thành phố nên chẳng thể nhớ hết được, mong cụ thông cảm.

Qua câu chuyện, tôi biết cụ tên là Lê Thị Thanh Hà (SN 1937, ở khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội). Cụ kể: “Tôi bị đau cột sống lâu rồi nhưng đến tháng 7 âm lịch năm ngoái thì phát nặng. Đau nhức tới mức không ngồi dậy được, phải nằm bất động một chỗ, mọi hoạt động ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân đều diễn ra ngay tại giường. Con cháu chăm sóc tôi cũng vất vả lắm.

Tôi tới bệnh viện kiểm tra, chụp chiếu, các bác sĩ nói tôi bị xẹp đốt sống L1, L2 và tiến hành bơm xi măng sinh học vào cột sống. Bác sỹ bảo: “Đối với người trẻ thì bọn cháu sẽ mổ và đóng đinh còn với bà thì phải điều trị theo cách này”.
Thế nhưng sau đó, tôi chỉ đỡ đau chứ không thể đi lại bình thường được. Thảng hoặc có đi thì cứ phải khom lưng, lết từng bước một, đau đớn tới độ chảy nước mắt. Thời điểm ấy, chồng tôi mất, tôi phải ngồi xe lăn đến chỗ làm lễ mà không thể đưa ông ấy về nơi an nghỉ cuối cùng được. Nhiều lần, tôi có ý định vào TP. HCM mổ cột sống nhưng nghĩ đi nghĩ lại vừa xa xôi, vừa tốn kém, chăm sóc phục vụ cũng vất vả nên thôi”.
Sau ba lần cấy chỉ đã có thể bỏ xe lăn
Cụ Hà biết đến Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang qua lời giới thiệu của một người hàng xóm. Theo chia sẻ thì lần đầu tiên đến đây điều trị, cụ vẫn ngồi xe lăn, con cháu phải bế lên tầng hai để bác sỹ khám bệnh.
Tôi cấy chỉ tổng cộng 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Lần cấy chỉ thứ 2, tôi đã có thể đi lại bình thường như trước, tuy cột sống vẫn còn hơi đau.
Sang tới buổi điều trị thứ 3, tôi đi lại tốt, không gặp khó khăn, cản trở gì. Sau đó, thấy bệnh của mình đã ổn, tôi điều trị thêm lần nữa rồi thôi. Tôi nghĩ mình giờ đã già, mọi cơ quan chức năng, hệ gân - cơ - xương khớp đã thoái hóa mà vẫn có thể phục hồi, đi lại được bình thường như ngày hôm nay là may mắn lắm rồi.
Nếu như tôi biết tin tức về BS. Vinh và phương pháp cấy chỉ huyệt đạo sớm hơn thì đã không đến nỗi phải bơm xi măng sinh học. Điều trị ở bệnh viện tốn kém tới 41 triệu đồng mà bệnh đâu vẫn hoàn đấy. Giờ thì tôi đi lại bình thường và vẫn có thể làm một số công việc lặt vặt trong nhà”, cụ Hà tâm sự.

Cụ Hà kể cụ có sổ bảo hiểm y tế ở bệnh viện nên hàng tháng vẫn đến đó lấy thuốc điều trị bệnh tim, động mạch vành. Cuối tháng 6 vừa qua, cụ bắt xe ôm đến bệnh viện. Chẳng ngờ trên đường xảy ra va chạm với xe khác, cụ bị ngã lăn xuống đất, phần vai trái bị chịu lực tác động mạnh nên đau nhức.

Cụ được đưa vào Bệnh viện Việt Đức, các bác sỹ nắn lại khung xương, yêu cầu đeo đai để giữ ổn định. Sau khi tháo đai, phần nửa người bên trái của cụ vẫn còn đau, cánh tay không thể giơ cao lên được, cử động nhẹ đã thấy nhức nhối.
Từ đó tôi mất ngủ, trằn trọc suốt, đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng. Đau quá, tôi đi bó thuốc ở chỗ ông lang Cường trên đường Chùa Láng, Hà Nội nhưng không đỡ nên hôm nay tôi quay lại đây nhờ BS. Vinh giúp, hi vọng là sẽ khỏi. Sắp đến ngày giỗ của ông nhà tôi, chân tay tôi cứ đau thế này thì không thể làm gì được. Tôi lại còn giấu con giấu cháu không cho chúng nó biết, sợ chúng lo lắng.
Ngay từ buổi đầu đến với cấy chỉ, tôi đã tin ngay phương pháp điều trị này. Đang phải ngồi xe lăn mà bỗng nhiên đi lại được, tôi thấy kỳ diệu lắm. Hàng xóm thấy tôi hồi phục sức khỏe, họ cũng vui lây, bởi cứ ngỡ tôi sẽ phải ngồi trên xe lăn đến cuối đời.
Thú thực, sau khi khỏi bệnh, tôi đã có ý định đến cảm ơn BS. Vinh và nói ông hãy lấy tôi làm nhân chứng sống để quảng bá cho phương pháp chữa bệnh độc đáo này. Có như vậy, nhiều người bệnh trên cả nước mới biết mà tìm đến điều trị, phải không cô?”.
Điều trị xong, cụ Hà ra về. Tôi tiễn tới chân cầu thang, thấy cụ đi lại thoăt thoắt mà mừng. Hi vọng cánh tay trái bị tổn thương của cụ sẽ nhanh chóng ổn định để ngày giỗ cụ ông thực sự trọn vẹn.
Ông Nguyễn Hữu Thành (cháu ruột của bà Hà) cho biết: “Đợt khám ở bệnh viện, bà đã được bơm xi măng vào cột sống, nhưng hai chân vẫn đau, không đi được. Mỗi lần nằm xuống giường, bà toàn kêu “ôi gãy xương, gãy xương”.
Sau đó, có người hàng xóm đọc báo thấy giới thiệu về BS. Vinh nên đã khuyên bà đến khám thử. Lần đầu tiên đến đây, tôi phải cõng bà lên phòng khám vì bà không đi lại được. Lần thứ 2, bà đã có thể vịn cầu thang leo lên nhưng tôi vẫn phải dìu, lần thứ 3 thì đi ổn lắm. Tuổi của bà khỏi được như vậy là quá tốt, bởi vì xương bị loãng nặng, chụp XQ còn có những chỗ nhìn không thấy”.
Theo BS Quách Tuấn Vinh, Giám đốc Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang thì cấy chỉ vào huyệt đạo là một cuộc cách mạng trong châm cứu mang bản sắc dân tộc, kế thừa được vốn cổ kết hợp với tinh hoa của y học hiện đại. Tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang, nhóm bệnh lý cột sống, xương khớp khá phổ biến và kết quả điều trị rất cao, hầu như rất ít thất bại. Rất nhiều trường hợp di chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống đã được điều trị kết quả tốt bằng cấy chỉ vào huyệt đạo. Cấy chỉ là một lựa chọn tốt cho người bệnh mắc các bệnh lý xương khớp nói chung.
Đồng quan điểm với BS Quách Tuấn Vinh, PGS Cao Minh Châu, chuyên gia PHCN (Đại học Y Hà Nội) khẳng định: Cấy chỉ Bản sắc Việt là một phương pháp PHCN có cơ sở khoa học, có hiệu quả cao với nhiều ưu điểm như rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí cho người bệnh do không phải phẫu thuật…
Theo Tâm sự gia đình
http://tamsugiadinh.vn/suc-khoe/tuong-phai-ngoi-xe-lan-den-het-doi-cu-ba-bong-nhien-di-lai-thoan-thoat-sau-3-lan-dieu-tri-nho-cay-chi-huyet-dao-tsgd15469

Nhạc nền