CHUYỆN NGHỀ, MỘT CHÚT SẺ CHIA!

Tôi vào nghề y t ừ năm 1979. Năm 1982, thời còn ở Học viện quân y, bác sĩ Lê Hải Triều ở khoa nội 3 BV 103 có nghiên cứu cấy chỉ điều trị hen phế quản. Tôi thấy hay quá. Muốn học hỏi kỹ thuật này, nhưng để được thị phạm xem thầy cấy chỉ đâu có dễ. Lúc có bệnh nhân thì mình không có ở Viện. Lúc thầy điều trị cho bệnh nhân thì mình chẳng gặp. Loanh quanh hỏi thăm một số anh em bạn mới được nghe mô tả kỹ thuật cấy chỉ như thế, như thế…Tôi nghĩ, đã nắm được nguyên tắc kỹ thuật rồi thì cứ làm thử xem sao.

BS Quách Tuấn Vinh
 
 Tôi vào nghề y t ừ năm 1979. Năm 1982, thời còn ở Học viện quân y, bác sĩ Lê Hải Triều ở khoa nội 3 BV 103 có nghiên cứu cấy chỉ điều trị hen phế quản. Tôi thấy hay quá. Muốn học hỏi kỹ thuật này, nhưng để được thị phạm xem thầy cấy chỉ đâu có dễ. Lúc có bệnh nhân thì mình không có ở Viện. Lúc thầy điều trị cho bệnh nhân thì mình chẳng gặp. Loanh quanh hỏi thăm một số anh em bạn mới được nghe mô tả kỹ thuật cấy chỉ như thế, như thế…Tôi nghĩ, đã nắm được nguyên tắc kỹ thuật rồi thì cứ làm thử xem sao.
Về nhà, mấy tháng liền thấy ông chú ruột cứ kêu đau vùng thượng vị. Tôi bảo, để cháu chữa cho chú bằng phương pháp cấy chỉ nhé. Nói là tôi làm liền. Mà lạ, chỉ sau có hai lần cấy chỉ catgut vào huyệt đạo, ông chú khỏi bệnh. Lại uống được cả rượu.
Lúc đấy, trong tư duy của mình, phương pháp cấy chỉ chỉ chữa được hen và đau dạ dày thôi. Nhưng rồi, tư duy ấy cũng dần thay đổi. Bà dì tôi mắc bệnh rối loạn nội tiết sau cắt buồng trứng. Suốt ngày mệt mỏi, vật vã. Thuốc đang điều trị thì thời đó lại hiếm. Thế là, tôi lại nghĩ cấy chỉ điều trị xem sao. Cũng lại thấy kết quả tốt.
Năm 1984, đi công tác tại trung đoàn 66 của quân đoàn 3, anh em quân y đơn vị tin tôi lắm. Tôi nói với bác sĩ chủ nhiệm quân y đơn vị là có thể tập trung cán bộ chiến sĩ của đơn vị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tôi điều trị bằng phương pháp cấy chỉ cho. Chỉ một ngày trời, tự tay điều trị cho hơn 30 anh em ở đơn vị. Kết quả ngoài sự mong đợi, nhiều người hết đau bụng. Anh em quân y đơn vị có cảm nhận được biết thêm một phương pháp điều trị.
Năm 1985, biết tôi nắm bắt được kỹ  thuật cấy chỉ, bạn tôi, bác sĩ Nguyễn Đình Thanh ở BV trung ương quân đội tìm đến hỏi về kỹ thuật cấy chỉ điều trị hen. Năm ấy, bác sĩ Thanh đoạt giải thưởng trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tuổi trẻ ở Viện với kỹ thuật cấy chỉ điều trị hen phế quản.
Sau này, lại được đào tạo chuyên ngành đông y. Tư duy khoa học cũng có nhiều thay đổi. Thay cái kim châm cứu cổ điển bằng sợi chỉ tự tiêu, cũng là một cách kích thích vào huyệt đạo thôi mà. Thế là, mạnh dạn áp dụng thử cho một số loại bệnh. Thấy kết quả ngoài sự mong đợi. Đến năm 1990, ông Nguyễn Duy Châu, trạm xá trưởng xã Dũng Liệt, Yên Phong, Bắc Ninh gửi lên một ca bệnh nhi Ngô Huy Tuấn (1985) bị liệt cứng, di chứng của bệnh viêm màng não. Ở cơ quan về, nhìn thấy thằng bé 5 tuổi như cái giẻ vắt vai, bố mẹ buông tay là lăn đùng ra sàn nhà. Tôi nghĩ, bí quá nhỉ, làm gì để chữa được cho thằng bé này? Thôi thì cấy cho mươi mũi chỉ vậy. Nửa tháng sau, theo hẹn, bố mẹ thằng bé lại đưa cháu đến điều trị lần tiếp, bảo, cháu nó đã đứng được, nhúc nhắc đi được rồi bác ạ. Tôi mừng quá, cấy chỉ tiếp.Lại nửa tháng sau đến nhanh. Thằng bé nay đã đi lại vững vàng. Bố mẹ nó nằn nèo xin bác làm cho lần nữa, cho nó chắc ăn! Nể quá, lại điều trị lần nữa theo kiểu động viên thôi! Cả làng Chóa (thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyên Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) bảo, nhà ấy có phúc mới gặp được thầy thuốc! Giờ, thằng bé ấy đã trưởng thành, có vợ con đàng hoàng. Lúc rỗi rãi, cậu chàng lại lượn ra Hà Nội thăm lại ông thầy thuốc. Với chứng bệnh di chứng liệt ở trẻ em, việc phục hồi chức năng đâu có đơn giản. Được như thế là mừng rồi. Thành công ấy lại hun đúc cho tôi thêm nhiệt huyết nghiên cứu châm cứu, cấy chỉ giúp đời.
Năm 2007, tôi cùng bác sĩ Lê Thúy Oanh ở Hungari về xuống làng Hữu Nghị, nơi nuôi dưỡng các cháu nhiễm chất độc da cam tổ chức cấy chỉ nhân đạo cho các cháu. Bác sĩ Lê Thúy Oanh là người có nhiều kinh nghiệm cấy chỉ ở Hungari. Kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bạn từng ấy năm ở trời Âu hun đúc thêm quyết tâm mở Trung tâm cấy chỉ – phục hồi chức năng ở Hà Nội. Năm 2008, nghỉ hưu là một bước ngoặt lớn. Với tôi, một chân trời mới được mở ra, mình làm được gì giúp cho đời? Tôi đăng ký mở Phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân. Với 30 năm kinh nghiệm nghề nghiệp giúp mình vững vàng trong y nghiệp, giúp đời, giúp người…
Rút kinh nghiệm của các kỹ thuật cấy chỉ, và để ứng dụng cấy chỉ có tính kỹ thuật cao. Tôi đúc kết kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, khắc phục nhược điểm của các kỹ thuật cấy chỉ khác. Và một bước đột phá trong thực hành khám chữa bệnh là áp dụng phối hợp nhiều trường phái châm cứu, vì vậy đã nâng cao được hiệu quả điều trị – PHCN bằng phương pháp cấy chỉ.
Lúc đầu khởi nghiệp, nhiều người chưa biết cấy chỉ là gì. Người bệnh thường hay căn vặn nhiều điều, cấy chỉ là thế nào, điều trị mấy lần thì khỏi? vv và vv…Năm 2008, nhân dịp đến thăm giáo sư Phạm Song, ông cựu Bộ trưởng bộ Y tế bảo tôi, bất cứ phương pháp điều trị nào, đạt kết quả 70% trở lên là tốt lắm rồi! Mừng lắm, bởi có người động viên. Với phương pháp cấy chỉ, hiệu quả điều trị rất cao. Rất ít khi thất bại. Nhiều ca bệnh có chuyển biến tốt đến không ngờ. Có người bệnh, mắc bệnh viêm đại tràng, ăn uống gì lạ có thể tiêu chảy 20 lần mỗi ngày, ấy vậy chỉ cấy chỉ một lần đã thấy khác hẳn. Năm sau gặp lại, người bệnh béo khỏe hơn trước nhiều lắm. Có người bệnh, bệnh viện bảo phải ra nước ngoài mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đau nhức ngày đêm, mất ăn mất ngủ. Đành trốn Viện ra cấy chỉ. Vậy mà đỡ đau nhức ngay sau lần cấy chỉ đầu tiên. Rồi bệnh ổn định chẳng phải mổ nữa. Lại có bà nguyên Viện trưởng một bệnh viện, mắc bệnh hen phế quản, đã phải vào viện điều trị nhưng không ổn định được. Xe cứu thương chuyển đến. Đành phải gấp gấp xử trí cho bệnh nhân. Một tiếng sau gặp lại, người bệnh thoát cơn bệnh hiểm. Rồi bệnh cũng ổn định dần. Người nhà đi theo bảo: Trên đường đến đây, chúng em cứ tưởng bà ấy chết trên xe!
Tiếng lành đồn xa, giới truyền thông quan tâm khai thác khía cạnh cái mới của kỹ thuật này nên rồi cũng nhiều người biết đến. Người bệnh đến chữa khỏi tuyên truyền giới thiệu cho người chưa biết. Bệnh nhân khỏi bệnh nhanh mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính người thầy thuốc.
Có cả những ca bệnh khó, chữa chạy nhiều nơi không khỏi, chỉ ít lần cấy chỉ đã có chuyển biến. Thậm chí, có người bị liệt do đột quỵ, chỉ một lần cấy chỉ mà hết liệt. Mừng quá. Âu cũng đã để lại cho đời một cái gì đó!
Mùng 2 tết Canh Dần, có gia đình bệnh nhân tìm đến mừng tuổi ông thầy thuốc, ông cụ trên 90 tuổi, đột quỵ gây liệt nửa người, chỉ sau bốn lần cấy chỉ đi lại được, leo cả được đến tầng 5, cùng con cháu đi chơi xa… Cảm ơn bác, cả nhà em mừng lắm! Người con dâu cảm động nói. Trong tôi, niềm  hạnh phúc tràn đầy!
Nhiều lương y, bác sĩ muốn đến học hỏi phương pháp này. Có những bác sĩ phát biểu cảm tưởng, đến đây, chúng em được học thầy nhiều điều mà trường lớp không dạy. Đi Viện học hỏi chẳng được nhiều lắm!
Âu cũng là một cách giúp đời, giúp người!
Có bệnh nhân sau khi điều trị, gặp tôi bảo: Các cháu kỹ thuật viên ở đây ngoan lắm! Biết quan tâm, biết sẻ chia với nỗi đau của người bệnh! Đáng quý lắm thay!
 Bệnh nhân khắp các tỉnh thành tìm đến. Tận miền Tây Nam bộ cũng tìm ra. Có những ngày, 5 giờ sáng đã có đến mươi người tận Quảng Ngãi đến khám chữa bệnh. Có ngày, tiếp khách mươi tỉnh thành. Tôi nghĩ cũng nên tổ chức thêm nhiều Trung tâm cấy chỉ nữa giúp người bệnh đỡ thêm phần vất vả. Nhưng không dễ, bởi yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định. Mong rằng ý định đó sẽ thực hiện được.
Trời trong xanh, nước trong xanh. Mong rằng, phương pháp điều trị – PHCN này mang lại hạnh phúc cho nhiều người bệnh!
Hà Nội, một ngày đầu xuân Canh Dần
BS Quách Tuấn Vinh
 
 

Nhạc nền