Vào viện như cơm bữa vì thoát vị đĩa đệm, cụ bà bỗng “chạy băng băng” trên sân cầu lông nhờ cấy chỉ

“Chỉ với một lần cấy chỉ huyệt đạo duy nhất , tôi không còn phải đến Bệnh viện 103 tiêm màng cứng vào sống lưng nữa, các cơn đau giảm đến 90%. Tôi đã có thể đi thẳng người, chơi thể dục thể thao, sức lao động khỏe ngang với thanh niên. Một mình tôi cáng đáng 3 sào ruộng, sáng vẫn làm 13kg đậu phụ mang ra chợ bán”, bà Đợi hào hứng kể.


Vào viện như cơm bữa vì thoát vị đĩa đệm, cụ bà bỗng “chạy băng băng” trên sân cầu lông nhờ cấy chỉ huyệt đạo
 
Đi chữa bệnh như cơm bữa vì bị thoát vị đĩa đệm
Từ ngày tìm hiểu sâu về cấy chỉ Bản sắc Việt, lại được tiếp xúc với nhiều người khỏi bệnh từ phương pháp độc đáo này, tôi hoàn toàn bị “nó” mê hoặc và thuyết phục. Tôi chẳng những “gửi gắm” BS. Vinh đứa em bị liệt cả năm trời vì chấn thương tủy sống do ngã thang máy công trình từ tầng 3 mà còn đặt hết hi vọng khi đưa một người bác họ ở quê bị liệt cứng do di chứng của tai biến mạch máu não đến điều trị.

Bác họ tôi năm nay đã gần 70 tuổi, trước khi bị tai biến, ông vốn rất khỏe mạnh, làm ruộng sức thanh niên trai tráng chạy theo không kịp. Trong một lần chăm vợ mổ mắt ở Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, do căng thẳng, mệt mỏi, huyết áp tăng cao, ông đang đi xe máy trên đường bỗng ngã lăn ra đất.

Được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, ông giữ được tính mạng nhưng sau đó thì liệt nửa người bên phải. Miệng của bác tôi méo xệch, lưỡi líu lại, nói không ai hiểu gì. Chân tay lúc nào cũng co cứng, cả ngày ông chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc hết vào vợ con.

Từ ngày lâm trọng bệnh, sức khỏe của bác giảm đi nhanh chóng, đôi mắt trũng sâu vì nhiều đêm mất ngủ, mái tóc đen nhánh ngày nào giờ đã bạc trắng. Sức khỏe suy yếu cộng với tinh thần rệu rã của ông khiến cả nhà lo lắng, buồn rầu.

Một lần về quê, tôi ngồi nói chuyện với mọi người về phương pháp cấy chỉ huyệt đạo và ông bác sỹ tài giỏi Quách Tuấn Vinh. Đồng thời đưa ra dẫn chứng về trường hợp ông Trần Đình Thăng (ở ngõ 12B, Lý Nam Đế, Hà Nội) bị liệt nửa người do tai biến, nay đã đi bộ 6km/ngày nhờ cấy chỉ.

Tôi ngỏ ý muốn đưa bác ra Hà Nội nhờ BS. Vinh giúp đỡ. Qua một hồi bàn bạc, vài ngày sau gia đình đã đồng ý đưa bác ra Hà Nội. Hiện tại, bác tôi đã điều trị cấy chỉ được 2 lần. Tôi được người nhà thông báo là tình hình rất khả quan, chân tay của ông đã mềm hẳn ra. Cứ đà tiến triển này, có lẽ bác tôi sẽ đi lại được vào một ngày không xa.

 

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh - người đã giúp nhiều bệnh nhân thoát bệnh bằng cấy chỉ huyệt đạo

 
Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ quả thực rất hiệu quả. Vậy nên khi biết bà Nguyễn Thị Đợi (69 tuổi, ở Ý Yên, Nam Định) khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm, gai mâm chày (thoái hóa khớp gối) nhờ cấy chỉ, tôi không mấy ngạc nhiên.

Điều khiến tôi chú ý là bà Đợi bị song song hai chứng bệnh này cách đây cả chục năm. Vậy mà, chỉ cấy chỉ duy nhất một lần, bệnh tình đã thuyên giảm được tới 90%.

Bà Đợi kể: “Tôi chịu đựng hai căn bệnh này đã lâu lắm rồi. Trước đây, tuần nào tôi cũng phải tới bệnh viện 103 khám và tiêm 2 buổi nhưng bệnh tình vẫn cứ vậy.

Năm nào cũng tiêm màng cứng vào cột sống, bác sỹ bảo phải tiêm 4 mũi nhưng tôi chỉ tiêm 3 vì sợ ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Từ khi bị bệnh, tôi lên Hà Nội như cơm bữa, hành trình mỗi tuần sẽ là Nam Định – Hà Nội - Viện 103 - Bạch Mai.

Bị thoát vị đĩa đệm, tôi liên tục thấy đau nhức ở ngang thắt lưng, rồi nổi u cục to như nắm tay ở một bên hông, hết sưng bên trái lại chuyển sang bên phải và chẳng bao giờ có dấu hiệu ngừng. Chân trái của tôi bị gai mâm chày, không thể co gối được, thường xuyên sưng đỏ gây nhức nhối.

Tại Bệnh viện 5 Ninh Bình, bác sỹ chỉ định mổ, họ nói nếu không mổ sẽ bị hỏng mâm chày, đầu gối coi như vứt. Nghe nói chi phí cho ca phẫu thuật đó lên tới 80 triệu đồng, chưa kể đến những biến chứng, rủi ro có thể xảy ra. Hãi quá, tôi bỏ về”.

Cũng theo lời kể của bà Đợi thì do ảnh hưởng của bệnh, việc đi lại của bà trước đây gặp rất nhiều khó khăn, lúc nào cũng phải ưỡn ngực về phía trước, dáng đi siêu vẹo chỉ chực ngã. Chân trái sưng đỏ nên có những thời điểm, việc ngồi xuống đứng lên của bà Đợi chẳng khác gì cực hình, đau đến chảy nước mắt, lúc nào cũng phải duỗi thẳng chân.

Bà Đợi bảo: “Không chỉ bị chiếc chân trái hành hạ, lưng của tôi cũng suốt ngày “lên cơn”. Đau tới mức đi ngủ tôi không dám cựa mình và phải nằm sấp. Có hôm tôi phải vịn tay vào bậu cửa sổ rồi cứ thế ngồi hết 1/3 đêm vì khó chịu không ngủ được”.

Quá đau đớn nên thành ra ai “xúi” đi đâu, mách bài thuốc gì, ăn uống ra sao bà đều nghe theo. Thậm chí, bà còn nhiều lần đạp xe xuống thị trấn Gôi tìm đến Hội Đông y Ý Yên để châm cứu. “Ngày ấy, tôi đạp xe chỉ bằng một chân, vì chân kia đau quá không làm gì được. Tôi đi châm cứu nhiều lần mà không đỡ, phần đầu gối, lúc nào ấn tay vào cũng bùng nhùng. Thậm chí, phía sau đầu gối tức là phần khoeo chân sưng to như quả trứng gà”, bà Đợi nhớ lại.

Cáng đáng việc đồng áng và làm đậu phụ bán mưu sinh nhờ cấy chỉ huyệt đạo
Bà Đợi trong quá trình được điều trị cấy chỉ huyệt đạo

 
Mỗi người bệnh khi đến với Trung tâm cấy chỉ của BS. Vinh đều mang tới một câu chuyện hết sức thú vị. Riêng với bà Đợi, tôi nghĩ đó là mối “nhân duyên”.

Bà Đợi cho hay: “Nhà làm nghề đậu phụ nên sáng nào tôi cũng mang hàng ra chợ bán. Năm 2014, một cô ở chợ đưa cho tôi tờ báo để đọc. Mở tờ báo ra, tôi thấy người ta viết về BS. Vinh, rồi nhắc tới cả bệnh thoát vị đĩa đệm. Thấy đúng bệnh của mình, tôi vội vàng cầm tờ báo về nhà.

Sáng hôm sau, tôi bắt xe lên bến bến Giáp Bát và tìm đường đến Trung tâm của BS. Vinh. Lần ấy, tôi được ông bác sỹ chọc hút dịch và cấy chỉ vào 4 huyệt ở đầu gối và nhiều huyệt khác trên cơ thể”.

Nghe kể, cấy chỉ xong bà Đợi lên xe ô tô về quê nhưng vừa bước xuống xe đã bị một chiếc xe máy đâm thẳng vào người. Theo lịch hẹn thì 15 ngày sau, bà Đợi phải đến Trung tâm của BS. Vinh để tiếp tục điều trị. Nhưng do bị tai nạn, bà ở nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Chưa được nửa tháng, khi leo lên ghế thắp hương trên tầng 2, bà lại bị ngã, tay phải rạn xương, chữa trị mất gần một năm. Cánh tay phải chưa khỏi hẳn thì bà Đợi lại ngã thêm lần nữa và bị thương tay trái. Vậy nên suốt từ năm 2014, bà Đợi mới chỉ được cấy chỉ duy nhất một lần.

“Thế nhưng, chỉ với một lần cấy chỉ, tôi cũng không còn phải đến viện 103 tiêm màng cứng vào sống lưng nữa, các cơn đau giảm hẳn đến 90%. Tôi có thể co gối ép chân lại được, co vào duỗi ra thoải mái như chưa từng bị bệnh. Tôi đi thẳng người, sức lao động khỏe ngang với thanh niên. Một mình cáng đáng 3 sào ruộng, sáng vẫn làm 13 kg đậu phụ mang ra chợ bán.

Sau cấy chỉ, tôi khỏe lên trông thấy, còn mạnh dạn vận động bằng việc chơi cầu lông. Tôi chạy ngang chạy dọc trên sân cầu rộng tới 5 mét mà không hề hấn gì.

Nhiều người còn ngạc nhiên “Quái lạ cái bà này, sao hôm trước đi đứng còn nhăn nhó, bước chân thất thểu mà hôm nay đã chạy băng băng đánh cầu được rồi”. Chơi cầu lông, tôi chỉ thích chơi với thanh niên thôi, chứ đánh với người ngang tuổi thấy không “đã” - bà Đợi sung sướng - “Mấy hôm nay cô em của tôi bị ốm.
Tôi phải làm giúp cô ấy 4 sào ruộng cộng với nhà tôi nữa là 7 sào. Những việc như vạt bờ, san ruộng, rắc mạ, mượn người cấy, tôi lo liệu hết. Do làm hơi quá sức nên người tôi hơi nhức mỏi nhưng không phải bị tái phát bệnh… Sức làm của tôi, thanh niên không bì kịp.

Này nhé, buổi tối tôi đi ngủ từ 8 giờ đến 1 giờ sáng thì dậy làm đậu phụ. Sáng, 5 giờ 30 mang đậu ra chợ bán tới 9 giờ về, ăn uống rồi đi ngủ đến 3-4 giờ chiều dậy chuẩn bị các thứ để đêm làm. Xong xuôi lại đi đánh cầu lông”.

Ngạc nhiên với sự hồi phục nhanh chóng của bà Đợi, mỗi lần ra chợ, nhiều người lại xúm xít vào hỏi, xin bà “bí quyết”. Biết cấy chỉ quá kì diệu, bà Đợi chẳng ngần ngại, chia sẻ cho rất nhiều người quen, khách mua hàng.

“Tôi có một bà hàng xóm, trước đây có đi khám cùng nhau ở bệnh viện. Lần ấy, bà ấy bị xương khớp, còn tôi chỉ đến kiểm tra sức khỏe định kì. Bác sĩ kê cho bà ấy hết 4 triệu đồng tiền thuốc, uống vào cũng không đỡ. Tôi khuyên bà ấy đến BS. Vinh cấy chỉ nhưng vì điều kiện chưa cho phép nên bà ấy chưa đi được. Giờ bà ấy đi chân cứ lê lết, không thẳng người được, chẳng khác gì tôi ngày trước.

Khỏi bệnh, tôi biết ơn BS. Vinh không biết kể sao cho hết. Đến tuổi này tôi mới thấm thía, ngoài gia đình thì chẳng có gì quan trọng hơn sức khỏe cả”, bà Đợi chia sẻ.

Nhạc nền