Tưởng liệt nửa người sau tai biến, bác tài xế đã đi bộ được 6km một ngày nhờ cấy chỉ huyệt đạo

Ngay từ lần điều trị đầu tiên bằng phương pháp cấy chỉ tại Trung tâm cấy chỉ - phục hồi chức năng Quang Minh, ông Thăng đã cảm nhận được sự chuyển biến tích cực trong cơ thể mình. Chưa khi nào, niềm tin của ông về một phương pháp điều trị và phục hồi bệnh tật lại mãnh liệt như lúc này.


Tưởng liệt nửa người sau tai biến, bác tài xế đã đi bộ được 6km một ngày nhờ cấy chỉ huyệt đạo

 
 
 Sau 12 lần cấy chỉ, ông Thăng đã có thể đi bộ được 6km

Tai biến do huyết áp cao

Trong một lần đến thăm Thầy thuốc ưu tú - Đại tá, BS Quách Tuấn Vinh tại phòng khám, chúng tôi may mắn gặp được ông Trần Đình Thăng, từng làm nghề tài xế (SN 1958, trú tại Lý Nam Đế, Hà Nội). Nếu chưa có dịp tiếp xúc, trò chuyện, khó có thể đoán được người đàn ông ở tuổi lục tuần này đã từng trải qua một cơn bạo bệnh có thể nói là “thập tử nhất sinh”.

Ông Thăng cho biết bản thân là người có sức khỏe tốt, tập luyện thể dục thể thao khá chăm chỉ nên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. 

Ông kể: “Tôi bị tai biến mạch máu não vào ngày 25/4/2014, nguyên nhân là do huyết áp tăng quá cao. Sáng hôm đó, tôi mặc quần đùi, áo may - ô đạp xe từ cầu Thăng Long về, đến đầu ngõ còn ngồi uống nước chè và hút hai điếu thuốc lá. Sau đó, tôi vào nhà ăn sáng rồi quay lại hàng nước rót một cốc nước mang về uống. Vừa bước vào nhà thì bỗng nhiên tôi thấy trong người có cảm giác rất chới với khác lạ, đau đầu dữ dội, chân tay bủn rủn. Tôi kêu toáng lên và ngồi thụp xuống.

Ở phía ngoài, hàng xóm nghe thấy tiếng tôi kêu đã chạy tới và gọi cấp cứu. Lúc này, tôi vẫn nhận biết được những gì đang diễn ra. Khi xe cấp cứu đến, nhân viên y tế đo huyết áp cho tôi thấy chỉ số lên cao tới 240mmHg. Ngay sau đó, tôi được đưa tới Bệnh viện Bạch Mai, tại đây các bác sĩ chẩn đoán tôi bị xuất huyết não hay còn gọi là tai biến mạch máu não và tình trạng của tôi khi ấy rất nặng”.


Nằm viện, ông Thăng hôn mê suốt 21 ngày, sang tới ngày 22 thì tỉnh lại nhưng đầu vẫn đau, nhận thức lơ mơ, chỉ nhớ lại những gì đã trải qua khoảng 30%. Điều trị tích cực gần nửa tháng, ông Thăng được xuất viện.

“Khi về, tôi vẫn phải nằm trên cáng vì bị liệt nửa người, tay chẳng thể dơ duỗi, chân không đi lại được, miệng và mắt méo xệch, nói năng khá khó khăn. Lúc bấy giờ, nếu tôi muốn ngồi dậy thì cần phải có người nâng đỡ,di chuyển bằng xe lăn, mọi sinh hoạt diễn ra vô cùng chật vật. Vợ tôi phải thuê tới 2 người giúp việc chỉ để chăm sóc, phục vụ cho tôi. Nhớ tới quãng thời gian ấy, tôi vẫn không khỏi rùng mình”, ông Thăng chia sẻ.

 

Ông Thăng cho rằng, cấy chỉ là một phương pháp điều trị độc đáo và hiệu quả

Tự bước đi sau 12 lần cấy chỉ

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong đứng thứ ba sau ung thư và bệnh lý tim mạch ở các nước phát triển. Nếu không tử vong cũng để lại di chứng liệt nửa người, mất khả năng sinh hoạt và lao động suốt đời. Vì vậy, ngay khi được xuất viện, các bác sĩ đã khuyên ông Thăng phải sớm tập luyện, phục hồi chức năng thì may ra mới có thể đi lại được. Theo chia sẻ của ông Thăng thì chỉ những người đã từng bị tai biến mới cảm nhận rõ nỗi đau bên trong cơ thể. Mỗi lần tập luyện, ông ứa nước mắt, các khớp tay, chân đau kinh khủng.

“Người ta nói tháng đầu tiên sau phục hồi là tháng vàng, phải tập luyện liên tục, 1 ngày tập bằng cả 10 ngày sau này. Dù đã cố gắng luyện tập nhưng tình trạng của tôi chẳng cải thiện hơn là bao. Về nhà được ít hôm, tôi tới Trung tâm cấy chỉ - phục hồi chức năng Minh Quang để phục hồi chức năng. Mặc dù sống gần trung tâm này nhưng thú thật trước đó tôi không để ý nhiều và cũng chẳng biết cấy chỉ cụ thể là như thế nào.

Lạ kì, chỉ sau lần cấy chỉ đầu tiên, tôi đã có thể tự ngồi dậy trên giường mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kì ai. Nửa tháng sau, tôi lại được cấy chỉ tiếp. Mỗi lần cấy chỉ xong, tôi cảm thấy cơ thể mình sung sức hơn hẳn. Dần dần từ chỗ tự ngồi dậy với 2 động tác thì ít ngày sau tôi đã ngồi dậy với 1 lần chống tay. Tôi vịn vào thành ghế tập đứng và bắt đầu nhích từng bước. Kết hợp cấy chỉ và tập luyện tại nhà sức khỏe của tôi dần ổn định hơn trước”
, ông cho hay.

Điều trị bằng phương pháp cấy chỉ đến lần thứ 5, ông Thăng đã tự mình bước đi, tuy vẫn cần người giám sát. Mắt và miệng của ông cũng bắt đầu có dấu hiệu ổn định. Đến lần điều trị thứ 8, ông có thể đi được một mình và cơ bản đã như người bình thường.

Ông Thăng tâm sự: “Với cấy chỉ, chi phí điều trị không nhiều. Đại tá Vinh rất tốt, ông luôn động viên tôi điều trị. Sức khỏe của tôi không thể so sánh với trước đây, nhưng tính từ thời điểm từ Bệnh viện Bạch Mai trở về thì đã hồi phục được 80%. Tôi chưa thể đạp xe nhưng đi bộ rất tốt, một ngày đi được khoảng 6km. Sau 12 lần điều trị bằng phương pháp kì diệu này, rất ít ai nhận ra tôi đã từng bị tai biến mạch máu não”. Hai năm đã trôi qua, giờ đây, ông Thăng đã lấy lại sức khỏe và niềm tin yêu cuộc sống. 

Cấy chỉ có thể áp dụng trên mọi đối tượng

Trao đổi với chúng tôi, BS Quách Tuấn Vinh (Giám đốc Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang) chia sẻ: “Với công nghệ cấy chỉ Bản Sắc Việt, đã có hàng trăm người bệnh ở mọi miền đất nước sau tai biến mạch máu não được phục hồi thành công. Đây là một phương pháp phục hồi chức năng rất độc đáo, có cơ sở khoa học và là sự kết hợp tuyệt vời giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

Đối với bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, cấy chỉ vào huyệt có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kích thích phục hồi thần kinh – cơ, điều chỉnh trương lực cơ, điều hòa huyết áp, điều hòa cơ chế chuyển hóa chất, an thần, chống rối loạn thần kinh thực vật, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, kích thích các trung khu thần kinh trên vỏ não… thông qua tác dụng bổ chính khu tà, hoạt huyết khử ứ, thông kinh, hoạt lạc… của các huyệt đạo.

Thông thường, liệu trình phục hồi chức năng bằng phương pháp cấy chỉ được tiến hành 5-10 lần, mỗi lần điều trị khoảng 60 phút và cách nhau 15 ngày. Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo phục hồi chức năng di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não có thể áp dụng trên mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Người bệnh cần được áp dụng phương pháp cấy chỉ càng sớm càng tốt, có thể điều trị ngay sau giai đoạn cấp cứu điều trị tai biến”.

 

Nhạc nền