TỔNG HỢP THÔNG TIN CHỮA BỆNH CỦA CÂY “CHÓ ĐẺ”.

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, là dạng cây thảo, thường cao 20 cm – 30 cm, có khi tới 60-70 cm. Thân nhãn có màu hồng đỏ, lá mọc so le hình bầu dục, xếp kề nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim (xem hình)

TỔNG HỢP THÔNG TIN CHỮA BỆNH CỦA CÂY “CHÓ ĐẺ”.

Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưaNgày đăng: 10/1/2009
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo…, tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…

Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids… Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.

Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng… Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy…

Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.

Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ…

Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia…), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

 

 

Thuốc chữa viêm gan B từ cây chó đẻ

 

Diệp hạ châu đắng, hay cây chó đẻ-theo cách gọi dân gian đã được Bệnh viện Quân khu IV điều chế thành thuốc trị viêm gan B.

 
 

Theo tin từ báo Nhân dân, mới đây, Bệnh viện Quân khu IV đã thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl có chứa bột Diệp hạ châu đắng của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 trên 54 bệnh nhân.

Sau bốn tháng theo dõi, kết quả cho thấy các bệnh nhân đã giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B, phục hồi nhanh chức năng gan.

Diệp hạ châu- dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, là loài cỏ sống hàng năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ thân nhẵn, có nhiều cành mang lá. Hoa quả mọc phía dưới lá, ra hoa kết quả quanh năm.

Năm 1998, trên thế giới đã có nước công bố nghiên cứu thành công điều trị viêm gan do virus B bằng Diệp hạ châu đắng.

Ở nước ta, các lương y đã dùng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị bệnh gan và thận, làm mát gan, giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, chữa suy gan do nghiện rượu bia.

Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cũng nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất đại trà “Trà diệp hạ châu”. Loại trà này có tác dụng giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, giải độc do rượu và bia.

 

Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ

 

Cây chó đẻ gồm nhiều loài khác nhau và có tên gọi khác nhau là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu nhưng có cùng công dụng (toàn cây chó đẻ bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô có thể làm thuốc chữa bệnh).

Bảo vệ gan

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, là dạng cây thảo, thường cao 20 cm – 30 cm, có khi tới 60-70 cm. Thân nhãn có màu hồng đỏ, lá mọc so le hình bầu dục, xếp kề nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim (xem hình).

Phân tích thành phần hóa học của cây chó đẻ người ta thấy, có nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như: flavonoit, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam… Về tác dụng dược lý: trong thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ, thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm về cây chó đẻ với kháng nguyên HBsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B.

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt…, thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, ngoài da.

Một số bài thuốc

Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang. Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau; chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương; chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp; chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi; chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống; chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

Theo suckhoedoisong.vn

Nhạc nền