10 bài thuốc chữa chứng tăng mỡ máu

Y học cổ truyền xếp bệnh tăng mỡ máu vào chứng “đàm trệ”, biểu hiện là người béo phệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận… Các bài thuốc dễ làm sau hỗ trợ tốt trong điều trị:

 

Tỏi tươi bóc sạch vỏ lụa, ăn trong hoặc sau bữa cơm, mỗi lần 2-3 tép (mỗi ngày dưới 5 g). Hiện thị trường đã có loại viên thuốc được bào chế từ tỏi.

 

Ngưu tất thái lát mỏng 12 g, hằng ngày sắc hoặc hãm bằng nước nóng, uống thay nước trong ngày. Tác dụng giảm cholesterol và triglycerit của ngưu tất đã được nhiều nhà khoa học trong nước khẳng định. Nó được áp dụng vào điều trị tăng mỡ máu ở Việt Nam vài chục năm nay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài.

Vỏ đậu xanh và lá sen tươi mỗi vị khoảng 10-20 g, sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi, chỉ dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.

f

Nấm hương giúp làm giảm mỡ máu.

Nấm hương, mộc nhĩ lượng bằng nhau (khoảng 10 g mỗi thứ) nấu canh với thịt ăn.

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà để giảm mỡ máu. Lời khuyên này có thể làm bạn sốc, vì các thầy thuốc thường nói trứng rất giàu cholesterol và khuyên bạn đừng ăn. Nhưng đây là quan niệm đã lỗi thời. Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây, vì trứng có nhiều HDL, loại cholesterol hữu ích. Chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng sẽ làm cholesterol không tăng lên trong máu.

Uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu nành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... Chất iflavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, giảm được LDL, loại cholesterol hại.

Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen mỗi thứ 10 g, thêm 5 g đường kính và ít nước, nấu trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày, chắc chắn sẽ hạ được mỡ máu.

Mộc nhĩ đen 30 g, rau cần tươi 100 g, gạo tẻ 30 g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.

Vừng đen 60 g rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.

Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ khoái khẩu mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic, các thành phần tương tự dầu ôliu và một hàm lượng rất cao HDL.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

Nhạc nền