CẢNH BÁO: KHÔNG ĂN THỊ NƯA!
Trước thực trạng nhiều vụ ngộ độc do ăn thịt Nưa xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu các Trung tâm y tế cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm bằng nhiều hình thức, hướng dẫn người dân không được sử dụng, ăn các loại nấm lạ, các loại rau rừng và thịt các loại động vật có nguy cơ ngộ độc cao như Nưa, Cóc…Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, tránh sử dụng thực phẩm độc hại, gây thiệt hại đến tính mạng của chính mình và cộng đồng.
Cảnh báo ngộ độc do ăn thịt con nưa
Nưa là một loài bò sát hình dạng bên ngoài rất giống con Trăn nhưng có trong thịt độc tố không ăn thịt đươc, con nưa ngoài 2 lỗ mũi chính còn có 7 lỗ hô hấp khác, dân gian thường nói nó có 9 lỗ mũi. Ngoài ra, đầu Trăn thường trườn dưới đất, còn Nưa thì ngóc lên và có răng như rắn. Theo những người đi rừng có kinh nghiệm thì một số con Nưa còn có hai sợi râu ở miệng, đêm đêm nó hay thở khì khì …
Do con Nưa có hình dạng bên ngoài rất giống con Trăn nhưng trong thịt có độc tố nên nhiều người ăn nhầm phải đã bị ngộ độc với các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi sau cơn sốt, kèm theo nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan…phải đi cấp cứu và điều trị dài ngày. Vụ ngộc độc ngày 07/8/2014 tại Thôn Nam Tân, xã Cư Kpô, huyện Krông Buk mới đây khiến 13 người bị ngộ độc nặng, trong đó có 08 người nguy kịch vì ăn nội tạng và uống rượu có pha tiết con Nưa. Cùng thời điển này vào tháng 7/2013 tại huyện Krông Năng cũng xảy ra một vụ ngộ độc do ăn thịt và uống rượu pha tiết con nữa khiến 14 người ăn phải nhập viện cấp cứu. Liên tiếp các vụ ngộ độc do ăn thịt Nưa trong thời gian vừa qua, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức chủ quan của người dân trong sử dụng thực phẩm nói riêng và an toàn thực phẩm nói chung. Đắk Lắk là địa phương với địa hình nhiều rừng núi và khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho động vật và cây cối phát triển, bên cạnh đó người dân lại có thói quen thu hái và sử dụng các loại thực phẩm ngoài tự nhiên như thịt động vật, các loại nấm, lá cây rừng để làm thực phẩm. Ðây chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ ngộ độc, hậu quả của những vụ ngộ độc trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.
Trước thực trạng nhiều vụ ngộ độc do ăn thịt Nưa xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu các Trung tâm y tế cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm bằng nhiều hình thức, hướng dẫn người dân không được sử dụng, ăn các loại nấm lạ, các loại rau rừng và thịt các loại động vật có nguy cơ ngộ độc cao như Nưa, Cóc…Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, tránh sử dụng thực phẩm độc hại, gây thiệt hại đến tính mạng của chính mình và cộng đồng.
Ks. Nguyễn Khắc Nam-Chi cục ATVSTP
Trước thực trạng nhiều vụ ngộ độc do ăn thịt Nưa xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu các Trung tâm y tế cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm bằng nhiều hình thức, hướng dẫn người dân không được sử dụng, ăn các loại nấm lạ, các loại rau rừng và thịt các loại động vật có nguy cơ ngộ độc cao như Nưa, Cóc…Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, tránh sử dụng thực phẩm độc hại, gây thiệt hại đến tính mạng của chính mình và cộng đồng.
Ks. Nguyễn Khắc Nam-Chi cục ATVSTP