Insulin là một loại hormone giúp giữ lượng đường trong máu. Nếu quá nhiều insulin hơn so với lượng đường trong máu, nó có thể làm lượng đường trong máu giảm quá thấp, dẫn đến hạ đường huyết, và ngược lại.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai được báo cáo tại hội nghị thường niên của Hội Béo phì Mỹ ở Los Angeles mới đây nêu khả năng chỉ cần một đêm mất ngủ có thể gây mất cân bằng về độ nhạy insulin tương đương với chế độ ăn nhiều chất béo trong khoảng 6 tháng.

Thí nghiệm trên 8 con chó đực, nhóm nghiên cứu buộc chúng không được ngủ trong 1 đêm rồi xét nghiệm mức dung nạp đường để đo độ nhạy insulin và so sánh với chó được ngủ bình thường. Sau đó, chó được cho ăn với chế độ có thể gây béo phì trong vòng 6 tháng trước khi được xét nghiệm lại lần nữa. Các nhà khoa học phát hiện rằng một đêm mất ngủ khiến độ nhạy insulin giảm 33% trong khi 6 tháng ăn nhiều chất béo làm độ nhạy insulin giảm 21%. Thí nghiệm cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với việc duy trì mức độ đường trong máu và kéo giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa dẫn tới béo phì hoặc đái tháo đường.

Khi cơ thể trở nên ít nhạy cảm với insulin hoặc "kháng insulin", nó không thể sản xuất đủ insulin để giữ lượng đường trong máu ổn định. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, một căn bệnh vì có quá nhiều đường trong máu và phản ứng insulin của cơ thể không hoạt động đúng.

Bệnh tiểu đường có liên quan đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim. 

Chăm sóc giấc ngủ đủ giấc

- Ngủ đủ giấc mỗi đêm, 7-9 giờ/ngày. Và nếu bạn nghĩ rằng thiếu một giờ hoặc một đêm của giấc ngủ không phải là một việc lớn, thì nên suy nghĩ lại. Một nghiên cứu được công bố trên Diabetes Care chỉ ra nguy cơ mắc tiểu đường vì bị kháng insulin ngoại vi chỉ sau một đêm ngủ 4 tiếng .

- Tuy nhiên một số thiệt hại gây ra bởi thiếu ngủ (như giảm sự nhạy cảm insulin và các vấn đề trao đổi chất khác) có thể được đảo ngược với sự phục hồi giấc ngủ. Vì vậy, đi ngủ nửa tiếng trước đó để bù lại cho giấc ngủ của bạn.
Nguyên Vy