CẤY CHỈ CHỮA BỆNH NAN Y VÀ MẠN TÍNH

Báo Khoa học & Đời sống phối hợp với TRung tâm cấy chỉ MInh Quang tổ chức tạo đàm Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính

 
 
 
ảnh tư liệu: BS Quách Tuấn Vinh hướng dẫn kỹ thuật cấy chỉ Bản sắc Việt tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang
Cấy chỉ hay còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ…có xuất xứ từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam từ năm 70 của thế kỷ trước.  Hiện nay, công nghệ cấy ghép Bản săc Việt tại Trung tâm cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang (12B Lý Nam Đế - Hà Nội) do thầy thuốc ưu tú, đại tá bác sĩ Quách Tuấn Vinh phát triển đã mở ra hướng đi mới trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 
Sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo có thể kích thích huyệt đạo lâu dài và có thể chữa được bệnh nan y. Hiện nay nhiều người bệnh đã và đang điều trị bằng phương pháp này mang lại hiệu quả cao.
Chữa liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài, thoát vị đĩa đệm.
Nhìn cháu Trần Hoàng Tùng (8 tuổi ở Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) đang vui chơi, nhảy múa cùng bạn bè, ít ai biết rằng trước đây cháu bị liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài, khiến chân “ chấm phẩy”, lê bước, không đi được dép. Gia đình cháu đã đi chữa trị nhiều nơi và châm cứu tại các viện Y học cổ truyền, nhưng bệnh cũng không hề thuyên giảm. Qua người giới thiệu, gia đình đưa cháu đến cấy chỉ tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang và sau 2 lần điều trị, cháu đã đi lại bình thường như bao đứa trẻ khác.
Bà  Nguyễn Thị Thu Hà (công tác tại trường Cao đẳng nghề Công nhiệp Hà Nội) mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, điều trị tại Trung tâm Cấy Chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang chia sẻ: “Năm 2008, tôi bị thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tôi bị đau dữ dội không chịu đựng nổi, đi lại khó khăn, không đi thẳng được, đi đứng nằm ngồi đều đau, không thể ngủ được. Qua lần thứ nhất đến lần cấy chỉ, ngày hôm sau tôi đã thấy đỡ đau lưng rất nhiều. Hiện tại, tôi đã đi dạy bình thường không thấy đau nữa. Khi cấy chỉ tôi chỉ thấy hơi tức chỗ châm, nhưng so với châm cứu truyền thống vẫn nhẹ nhàng hơn nhiều và giảm nhiều thời gian”.
Cấy chỉ vào huyệt đạo là cuộc cách mạng trong châm cứu
Thầy thuốc ưu tú, đại tá, bác sĩ Quách Tuấn Vinh, giám đốc Trung tâm Cấy Chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang chia sẻ: “Cấy chỉ vào huyệt đạo là một cuộc cách mạng trong châm cứu, được coi là một trong những hình thức tác động vào huyệt đạo như thủy châm, từ châm, laser châm, nhưng nó rút ngắn thời gian điều  trị cho bệnh nhân và hiệu quả cấy chỉ cao hơn châm cứu truyền thống.
Nếu như châm cứu thông thường, bệnh nhân ngày nào cũng phải châm cứu theo liệu trình 10- 15 ngày, với nhiều liệu trình. Cấy chỉ vào huyệt đạo thì cách 15 ngày mới phải điều trị tiếp, liệu trình cơ bản thường chỉ 3-5 lần. Kim cấy chỉ sử dụng một lần (không sử dụng lại) nên không lo vấn đề nhiễm trùng. Catgut cromic – một loại chỉ khâu dùng trong phẫu thuật được cấy  ghép vào các huyệt đạo. Tùy từng bệnh mà dùng những phương huyệt khác nhau, trung bình mỗi lần bệnh nhân phải cấy ghép từ 20- 60 huyệt. Phương huyệt điều trị là quan trọng, quyết định thành công của điều trị. Chỉ khâu phẫu thuật có tác dụng kích thích vào huyệt và khoảng 15 ngày sẽ tự tiêu. Theo cơ chế của Đông y, cấy chỉ có tác dụng cân bằng âm dương, khai thông khí huyết, bổ chính, khu tà, hoạt huyết, lý khí, chỉ thống (giảm đau), cân bằng âm dương…nên có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh”.
Về hiệu quả điều trị, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cũng nhấn mạnh, “Cấy chỉ có thể điều trị hiệu quả với  nhiều loại bệnh khác nhau như: các bệnh lý về xương khớp, thần kinh ngoại biên, tim mạch, parkinson…Hiện nay, nhiều bệnh khó của y học như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tự kỳ, bại não, di chứng liệt, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm …đã được nghiên cứu điều trị thành công tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang”.
 
BOX
Theo GS.TS Trương Việt Bình, giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam: Cơ chế tác dụng của cấy chỉ cũng nằm trong cơ chế tác dụng của châm cứu cổ truyền. Thông qua điều hòa chức năng tạng phủ, khí huyết mà có tác dụng phòng và chữa bệnh. Khi chỉ khâu phẫu thuật  cấy ghép vào huyệt đạo sẽ kích thích huyệt đạo, không gây cảm giác đau bằng châm cứu. Thế nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả thực sự khi chọn đúng phương huyệt có hiệu quả.  
 
Phạm Hằng
Báo  Khoa Học Và Đời Sống. Năm thứ 52, thứ ba (11/1/2011) số 5 (2532)

 

Nhạc nền