NHĨ CHÂM ĐIỀU TRỊ VIÊM DÂY THÀN KINH THỊ GIÁC
Nhĩ châm là một phương pháp châm cứu từ lâu đời, có hiệu quả tốt trong chữa bệnh viêm thần kinh thị giác. Viêm thần kinh thị giác không có bệnh danh trong Ðông y. Các thầy thuốc Tây y mô tả chứng bệnh này với các biểu hiện như sau: người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, bệnh diễn biến kéo dài, nếu không được điều trị có thể gây teo thần kinh thị giác. Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp nhĩ châm của Ðông y chữa viêm thần kinh thị giác để bạn đọc tham khảo và vận dụng
Y học cổ truyền: Chữa viêm dây thần kinh thị giác bằng nhĩ châm | |
Nhĩ châm là một phương pháp châm cứu từ lâu đời, có hiệu quả tốt trong chữa bệnh viêm thần kinh thị giác. Viêm thần kinh thị giác không có bệnh danh trong Ðông y. Các thầy thuốc Tây y mô tả chứng bệnh này với các biểu hiện như sau: người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, bệnh diễn biến kéo dài, nếu không được điều trị có thể gây teo thần kinh thị giác. Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp nhĩ châm của Ðông y chữa viêm thần kinh thị giác để bạn đọc tham khảo và vận dụng.
|
|
Phương huyệt chủ yếu: thường được chọn là thần môn, giao cảm (hoặc giao cảm B), can, thận, mắt.
Vị trí và tác dụng của huyệt: Thần môn: Có vị trí nằm tại 1/3 của chân trước đối vành tai (xem tranh minh họa). Huyệt vị này có tác dụng chống viêm giảm đau rõ, ngoài ra còn có tác dụng chống rối loạn thần kinh thực vật. Có thể nói, đây là huyệt đầu tay trong nhĩ châm, có thể dùng trong nhiều chỉ định. Giao cảm: Cũng như huyệt thần môn, huyệt giao cảm cũng có tác dụng chống viêm tốt, có vị trí nằm ở đỉnh chân dưới đối vành tai, chỗ giáp ranh giữa vành tai và chân dưới đối vành tai. Do nằm sâu nấp dưới vành tai nên trong thực tiễn châm cứu, huyệt vị này thường rất khó châm. Các nhà châm cứu thường chọn dùng huyệt giao cảm B, là huyệt đối xứng ở phía ngoài của huyệt giao cảm, chỗ giáp ranh giữa da đầu và vành tai (xem tranh minh họa). Huyệt vị này cũng có tác dụng tương tự như huyệt giao cảm. Can: Theo Ðông y, can khai khiếu ra mắt, mọi chứng trạng của gan đều có thể biểu hiện qua mắt. Nếu bị bệnh gan thì nên chọn các huyệt, các thuốc được quy vào kinh can, đởm. Vì thế trong phương pháp châm cứu này, chọn huyệt gan là huyệt có liên quan trực tiếp. Huyệt vị này có vị trí nằm trên xoắn tai trên, từ chân vành tai hơi chếch lên trên. Thận: Ðông y cho rằng: "ất quý đồng nguyên, can thận đồng trị". Vì vậy, nên chọn thêm huyệt thận để nâng cao hiệu quả điều trị. Huyệt vị này có vị trí nằm trên xoắn tai trên, phía trên huyệt can một chút. Mắt: Nằm ở chính giữa dái tai. Là huyệt chủ đạo chữa các bệnh mắt. Liệu trình châm cứu: Nên châm ngày 1 lần, 10-15 ngày là 1 liệu trình. Có thể nghỉ 5-7 ngày lại châm tiếp liệu trình 2. Thủ pháp châm cứu: Bạn có thể dùng kim hào châm dài 1,5-2cm để châm trên loa tai. Lưu ý, nên châm nông, không được châm sâu vì có thể châm vào sụn tai. Lưu kim 10-15 phút. Sau khi rút kim có thể dùng kim nhĩ hoàn để gài kim vào các huyệt nói trên. Nếu gài kim nhĩ hoàn có thể lưu kim trong vài ngày, để tránh rơi kim nên dùng băng dính dán cố định trên kim nhĩ hoàn. Thời gian lưu kim có thể 3-5 ngày mới phải thay kim khác. Khi thay kim nên đổi sang tai bên đối diện. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, chỉ cần châm một bên tai, kết quả cũng như châm cả hai bên. Nhĩ châm có tác dụng tốt trong chữa bệnh viêm thần kinh thị giác. QUACH TUẤN VINH (SKĐS) Bệnh viêm dây thần kinh thị giác còn có thể áp dụng cấy chỉ trên loa tai theo công nghệ Bản sắc Việt. Phương pháp này có ưu điểm là bệnh nhân đỡ mất thời gian hơn do 15 ngày mới điều trị 1 lần. Tư vấn: BS Quách Tuấn Vinh 0984 101 269 |
|