Chào bà!
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là một tai biến thường gặp ở người trung, cao tuổi, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch như tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, bệnh tim (hẹp hở van tim). Đúng là bà thuộc đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ.
Đột quỵ não thường xảy ra một cách đột ngột, người bệnh có thể đột nhiên thấy đi lại khó khăn, chân tay khó cử động, đang ăn có thể đánh rơi bát đũa, đang nói tự nhiên không nói được nữa. Thông thường nếu liệt nửa người phải có thể kèm theo á khẩu. Đông y gọi căn bệnh này là trúng phong, trúng phong bất ngữ... Một phần nhỏ số bệnh nhân có thể hồi phục được. Nhưng cũng không ít người tử vong ngay trong lần đột quỵ đầu tiên. Cần lưu ý, một người bệnh có thể bị đột quỵ nhiều lần.
Thông thường, có thể có các dấu hiệu báo trước mà người bệnh cần chú ý để tránh được tai biến khi nó thực sự xảy ra trước vài giờ cho đến vài ngày. Đôi khi các dấu hiệu này chỉ xảy ra trong khoảng vài phút làm người bệnh cho rằng đó chỉ là một bệnh thoảng qua. Nhưng thật nguy hiểm bởi khi đã đột quỵ, thường người bệnh trở thành tàn phế, thậm chí không phục vụ được chính mình trong sinh hoạt hàng ngày.
Các dấu hiệu báo trước hay gặp:
- Nhức đầu dữ dội đột ngột và thường nhức cả đầu. Dấu hiệu này có ở trên 50% số bệnh nhân, báo hiệu tình trạng chảy máu trong sọ.
- Đột nhiên không cầm nắm được nữa: Đang ăn đánh rơi thìa, đũa và không điều khiển được các ngón tay để nhặt chúng lên. Đây là dấu hiệu quan trọng gặp ở 20% số bệnh nhân, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến liệt nửa người.
- Đột nhiên có cảm giác như kiến bò hay kim châm ở một bàn tay hoặc bàn chân, sau lan ra cánh tay, cẳng chân, hoặc nửa người. Cũng có trường hợp chỉ có cảm giác tê bì ở các ngón tay. Dấu hiệu này có ở 21% số trường hợp, nhưng thường người bệnh chỉ nghĩ là mình nằm ngủ sai tư thế, chân tay bị đè nên dễ bỏ qua.
- Đột nhiên không nói được hoặc chỉ ú ớ phát ra những tiếng vô nghĩa. Dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua trong mấy phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngày trước khi xảy ra tai biến nghiêm trọng.
- Đột nhiên thấy như có ruồi bay trước mắt, nhìn mờ hẳn hoặc chỉ thấy tối đen như bị ai bịt mắt. Thường dấu hiệu này chỉ xảy ra ở một bên mắt và gặp ở 12% các trường hợp.
- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng, một bên chân bị yếu hẳn, bước đi lảo đảo không vững. Dấu hiệu này có ở 18,9% số trường hợp.
Khi đột quỵ thật sự, người bệnh có các triệu chứng: Liệt nửa người, có thể hôn mê ngay sau khi đột quỵ hoặc còn tỉnh táo. Nhiều trường hợp không nói được. Huyết áp có thể tăng cao hoặc thấp.
Đau đầu dữ dội là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xảy ra
Vậy, làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ não:
Thứ nhất: Cần theo dõi điều trị các bệnh tim mạch, tiểu đường... một cách chặt chẽ. Hàng năm tối thiểu tổng kiểm tra sức khỏe 1 - 2 lần. Nên có thầy thuốc gia đình theo dõi sức khỏe một cách hệ thống, tư vấn về cách dùng thuốc, cách xử trí trong một số tình huống bệnh lý cụ thể.
Thứ hai: Tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc điều trị các bệnh tim mạch, tiểu đường... một cách nghiêm túc.
Thứ ba: Nên uống rượu vang đỏ, phòng ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, cân đối giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Nên ăn các loại hải sản như sò, hến, ngao... Ăn nhiều ớt có tác dụng ngăn ngừa và tan cục máu đông, giãn nở động mạch, hạ huyết áp, tăng cường máu lên não...
Thứ tư: Hạn chế uống bia rượu say. Say rượu có thể làm tăng huyết áp kịch phát, gây đột quỵ. Tập luyện thể thao thể dục hàng ngày phù hợp với điều kiện và sức khỏe của bản thân.
Nếu gia đình có người bị đột quỵ thì nên xử trí tại gia đình trước khi đến được bệnh viện như sau:
* Khi có các dấu hiệu báo trước:
Nên đi khám bệnh, hoặc mời thầy thuốc khám bệnh tại nhà. Xử trí tích cực tình hình bệnh lý có thể tránh được nguy cơ xảy ra đột quỵ thật sự.
* Khi xảy ra đột quỵ:
Nhanh chóng để người bệnh nằm yên tĩnh, thoáng khí (tránh nơi gió lùa). Mời thầy thuốc thăm khám tại chỗ (đo huyết áp, điện tim...), xử trí bước đầu theo tình trạng bệnh cụ thể. Chuyển người bệnh bằng phương tiện ô tô đến bệnh viện. Ở các thành phố lớn, nên mời Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115.
* Xử trí tại nhà: (do người nhà thực hiện)
- Nếu có thuốc an thần như seduxen, dizepam 5mg: Cho ngậm dưới lưỡi ½ - 1 viên. Nếu có tăng huyết áp: Nên dùng các thuốc của người bệnh vẫn đang sử dụng. Không nên dùng adalat nhỏ dưới lưỡi.
- Châm thích 10 đầu ngón tay: Có thể dùng kim khâu, kim may, kim tiêm châm thích, nặn máu mười đầu ngón tay.
Cách thực hiện:
Dùng cồn hoặc betadine (iod hữu cơ) hoặc cắt nhánh tỏi để sát trùng 10 đầu ngón tay và kim may, kim tiêm. Dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ bàn tay trái bóp chặt đầu ngón tay của bệnh nhân. Tay phải cầm kim châm thích nhẹ vào đầu ngón tay của người bệnh, bóp chặt ngón tay nặn ra chút máu là được. Sau đó lau sạch máu và sát trùng lại bằng cồn hoặc betadine.
Trường hợp bệnh nhân hôn mê, có thể châm thích nặn máu huyệt tố liêu (đỉnh chóp mũi) hoặc huyệt nhân trung (1/3 trên rãnh nhân trung) để giúp bệnh nhân tỉnh táo. Hai huyệt này kích thích mạnh trung khu tim mạch và hô hấp. Kinh nghiệm cho thấy, nếu châm thích như trên có thể hạn chế được tử vong, người bệnh ít để lại di chứng liệt.
Vị trí 2 huyệt tố liêu và nhân trung
Bà có thể tham khảo một số thảo dược áp dụng trong cấp cứu đột quỵ:
Bài 1: Rượu đỗ đen: Đỗ đen xanh lòng 100g, rang qua cho thơm, hạ thổ (trải tờ báo xuống sàn nhà, sau khi rang xong đổ đỗ đen lên trên báo, để nguội). Rượu trắng 40 độ 1 lít. Ngâm đỗ đen vào rượu, sau 15 ngày có thể dùng được. Cho người bệnh uống 20-30ml rượu này. Đây là bài thuốc kinh nghiệm được áp dụng cho người đột quỵ, có tác dụng làm tan cục máu đông. Rượu đỗ đen còn được dùng cho người đau lưng, đau khớp, tiểu đường...
Bài 2: Rượu ớt: Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, rất tốt. Nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã, rượu ớt để được rất nhiều năm. Cách dùng: Hòa khoảng 5 ml (1 thìa cà phê) rượu ớt vào 1 ly sữa nhỏ hoặc 1 tách trà nóng, cho người bệnh uống từ từ. Rượu ớt có tác dụng mạnh mẽ, làm tan cục máu đông, giãn nở mạch máu não, kích thích tim mạch và hô hấp.
Chúc bà mạnh khỏe!