VÀI NÉT VỀ CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT
Trong lịch sử y học, cũng có nhiều phương pháp cấy ghép thuốc, sinh phẩm vào cơ thể người nhằm mục đích chưa bệnh như cấy ghép philatop rau thai, cấy thuốc tránh thai, cấy ghép răng...
Thầy thuốc ưu tú, đại tá bác sĩ Quách Tuấn Vinh
Giám đốc Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang
Phó chủ tịch hội Đông y quận Hoàn Kiếm Hà Nội
- Cấy chỉ là gì, đây là phương pháp có nguồn gốc từ Đông y hay Tây y?
Trong lịch sử y học, cũng có nhiều phương pháp cấy ghép thuốc, sinh phẩm vào cơ thể người nhằm mục đích chưa bệnh như cấy ghép philatop rau thai, cấy thuốc tránh thai, cấy ghép răng...
Sử dụng chỉ khâu phẫu thuất cấy ghép vào huyệt đạo (người Việt Nam ta gọi nôm na là CẤY CHỈ) có xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 60 thế kỷ trước. Được du nhập vào VN từ những năm 1970. Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo có nguồn gốc từ Đông y. Tây y cũng có cấy chỉ nhưng không cấy vào huyệt đạo mà cấy theo tiết đoạn thần kinh.
Cấy chỉ vào huyệt đạo thực chất là một phương pháp châm cứu hiện đại, là một các tác động vào huyệt nhằm đem lại hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh vàphục hồi chức năng cũng giống như từ châm, điện châm, thủy châm...
Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo:
ẢNH: BS Quách Tuấn Vinh đang khám bệnh tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang
(ảnh tư liệu Trung tâm cấy chỉ Minh Quang)
Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp có nhiều ưu điểm như lần điều trị tiếp sau cách lần trước đó một khoảng thời gian 15-20 ngày; Bệnh nhân không phải nằm viện điều trị nên vẫn có thể tham gia lao động sinh hoạt tại gia đình, cơ quan. Xét về mặt kinh tế y tế và kinh tế xã hội, cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp có giá trị cao, do BN không phải nằm viện nên cũng có thể giảm tải cho các BV và cơ sở y tế; người bệnh vẫn tham gia lao động nên vẫn có thu nhập cho gia đình, cho xã hội...Đặc biệt, đáng chú ý là do tác động một lần nhưng có thể gây hiệu ứng kích thích vào huyệt đạo lâu dài, nên có thể tạo hiệu quả điều trị cao, nên có thể điều trị - PHCN một số bệnh khó.
Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ “Bản sắc Việt”:
Ảnh: Cấy chỉ tại Trung tâm cấy chỉ MInh Quang
Bác sĩ Quách Tuấn Vinh đã kế thừa, phát triển, tạo bản sắc Việt cho công nghệ cấy chỉ Việt Nam. Những nhược điểm của các công nghệ cấy chỉ khác như gây đau, dễ nhiễm trùng, gây chảy máu nhiều ...đã được khắc phục. Từ sự thay đổi công nghệ cấy ghép, tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang đã mở rộng được phạm vi điều trị - PHCN bằng công nghệ cấy chỉ “BẢN SẮC VIỆT”. Góp phàn có thể phổ biến, ứng dụng phương pháp cấy chỉ ở các cơ sở y tế. Phương tiện phục vụ cấy chỉ có thể đều mua được ở VN.
- Trung tâm cấy chỉ Minh Quang đã thực hiện phương pháp này bao nhiêu năm rồi, số ca điều trị thành công là bao nhiêu ?
Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang được thành lập cuối năm 2007. Cho đến nay, có tới trên 60 ngàn lượt bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo. Một số nghiên cứu khao học đã được tiến hành tại Trung tâm cho thấy, tỷ lệ đpa ứng với điều trị trên 90%. Ví dụ nghiên cứu điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, tỷ lệ đáp ứng 93.33%, trong đó kết quả tốt và khá đạt 75%. Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có kết quả trên 90 %.
- Những bệnh nào có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ? Thời gian điều trị có kéo dài không? Mức chi phí thông thường.
Tại Trung tâm, có tới 18 nhóm bệnh lý và 250 mặt bệnh đã được nghiên cứu, áp dụng thành công phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo. Nhiều bệnh mạn tính được chỉ định điều trị có kết quả tốt như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, hen phế quản... Nhiều bệnh khó như tự kỷ, di chứng liệt (sau đột quỵ, sau viêm não- màng não...), teo gai thị, đục thủy tinh thể...được nghiên cứu áp dụng vào điều trị thu được kết quả tốt.
Tùy theo tính chất bệnh lý, nhưng đợt điều trị cơ bản tối thiểu 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày (ở người lớn) và 20 ngày (ở trẻ em).
Chi phí cho một lần cấy chỉ là không cao. Nhưng do tính chất đa bệnh lý (người bệnh có thể mắc nhiều bệnh chứng cùng lúc) nên chi phí cho mỗi lần cấy chỉ cao hơn nếu chỉ điều trị một bệnh chứng. Ngoài ra, tại Trung tâm có áp dụng sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường máu như viêm gan B và C, HIV nên phải cộng thêm với chi phí đảm bảo xét nghiệm máu cho người bệnh. Chi phí còn cộng thêm với chi phí thuốcdo một số thuốc được kết hợp điều trị trị nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn quá trình điều trị. Một số mặt bệnh như thoát vị đĩa đệm, liệt sau đột quỵ còn phải có những chi phí cho dụng cụ trợ giúp như đai lưng, đai cổ, dải đeo tay...Ở Trung tâm, người bệnh không phải chuẩn bị phong bì tiền do tất cả chi phí đã được thanh toán. Chúng tôi khuyến khíchvà rất vui nếu BN có “phong bì thư” cảm ơn thầy thuốc.
Tùy theo tính chất bệnh lý, nhưng đợt điều trị cơ bản tối thiểu 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày (ở người lớn) và 20 ngày (ở trẻ em).
Chi phí cho một lần cấy chỉ là không cao. Nhưng do tính chất đa bệnh lý (người bệnh có thể mắc nhiều bệnh chứng cùng lúc) nên chi phí cho mỗi lần cấy chỉ cao hơn nếu chỉ điều trị một bệnh chứng. Ngoài ra, tại Trung tâm có áp dụng sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường máu như viêm gan B và C, HIV nên phải cộng thêm với chi phí đảm bảo xét nghiệm máu cho người bệnh. Chi phí còn cộng thêm với chi phí thuốcdo một số thuốc được kết hợp điều trị trị nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn quá trình điều trị. Một số mặt bệnh như thoát vị đĩa đệm, liệt sau đột quỵ còn phải có những chi phí cho dụng cụ trợ giúp như đai lưng, đai cổ, dải đeo tay...Ở Trung tâm, người bệnh không phải chuẩn bị phong bì tiền do tất cả chi phí đã được thanh toán. Chúng tôi khuyến khíchvà rất vui nếu BN có “phong bì thư” cảm ơn thầy thuốc.
- Trong giảng đường y khoa có giảng dạy về phương pháp này nhưng thực tế các bệnh viện lớn không thấy thực hành phương pháp này? Bác sĩ nhận xét gì về điều này?
Trung Quốc, Hungari đã đưa vào chương trình giảng dậy y khoa. Ở Việt Nam, phương pháp cấy chỉ chưa có trong giáo trình giảng dậy, chưa có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu ngoài Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang. Một số BV hiện có áp dụng cấy chỉ nhưng chưa mở rộng được phạm vi điều trị. Kỹ thuật còn có nhiều khiếm khuyết như gây đau, gây chảy máu nhiều...Quy trình kỹ thuật còn đơn giản, chưa đảm bảo tốt khâu vô trùng. Một số thầy thuốc có áp dụng cấy chỉ nhưng cũng chưa thay đổi được công nghệ.
- Một số báo chí đã từng đưa thông tin rằng cấy chỉ gây nhiễm trùng (ở một số cơ sở nhỏ, vùng quê xa) khiến dư luận vừa được biết đến phương pháp này đã hoang mang. Xin bác sỹ đưa ra nhận xét của mình. Phải chăng tại một số cơ sở khác đã làm không tốt vấn đề này, hay phải chăng mọi phương pháp chữa bệnh đều có xác xuất ngoài ý muốn?
Trước hết, có thể khẳng định do quy trình kỹ thuật cấy chỉ chưa bảo đảm vô khuẩn nên có thể gây nhiễm trùng. Nếu thực hiện nghiêm túc chế độ vô khuẩn. thực hiện đúng kỹ thuật thì không thể gây nhiễm trùng sau cấy chỉ.
Các cơ sở y tế áp dụng cấy chỉ cần thực hiện nguyên tắc “một chiều” để tránh lây nhiễm bệnh truyền nhiễm qua đường máu: dụng cụ cấy chỉ dùng riêng cho từng người bệnh.
Còn một lý do nữa là do chính bệnh nhân không kiêng khem, giữ gìn sau điều trị gây ra, ví dụ sau điều trị BN lại vào chuồng lợn làm vệ sinh chuồng trại thì nguy cơ nhiễm trùng tăng cao. Để tránh hậu quả này, người bệnh cần chú ý đảm bảo vệ sinh các nhân như tắm rửa sạch sẽ trước khi đến điều trị, sau điều trị không lội bùn nước, không làm vệ sinh chuồng trại gia súc...Cần ăn kiêng tanh, đồ nếp, thức ăn ngọt hoặc quá mặn...
Chỉ được sử dụng trong cấy ghép thường là chỉ tự tiêu, được sản xuất từ nước ngoài, theo một quy trình công nghệ đặc biệt, được bảo quản tốt nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
6. Có những thầy thuốc cho rằng, cấy chỉ không có cơ sở khoa học. Vậy theo BS Quách Tuấn Vinh, cơ sở khoa học của phương pháp cấy chỉ là gì?
ảnh tư liệu: BS Quách Tuấn Vinh giới thiệu công nghệ cấy chỉ Bản sắc Việt tại Hội thảo y tế bản địa các nước tiểu vùng sông Me Koong tổ chức tại Thái Lan 2012
ảnh tư liệu: BS Quách Tuấn Vinh giới thiệu kỹ thuật châm cứu Việt tại Hội thảo y tế bản địa các nước tiểu vùng sông Mê Koong tổ chức tại Trung Quốc 2013
Thực chất, sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo có cơ sở khoa học là châm cứu. Đây chỉ là một trong nhiều cách tác động vào huyệt đạo mà thôi. Theo Đông y, cấy chỉ có tác dụng bổ chính, khu tà, khai huyết ứ, thông khí uất, điều hòa chức năng các tạng phủ, điều hòa âm dương... nên có tác dụng phòng và trị bệnh.
Theo y học hiện đại, cơ chế của châm cứu là cơ chế thần kinh thể dịch. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học ở nước ngoài và trong nước chứng minh được châm cứu có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích phục hồi thần kinh cơ, điều hòa nội tiết, điều hòa huyết áp, điều chỉnh trương lực cơ vân và cơ trơn, tăng tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm; kích thíc tăng tiết morphin nội sinh...từ đó mà có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh.
Theo PGS, tiến sĩ Nguyễn Ngiêm Luật, giám đốc chuyên môn của BV Medlatec: châm cứu có tác dụng tốt trong điều trị - PHCN trên cơ sở được ghi nhận qua các nghiên cứu ở nước ngoài gồm: 1. Châm cứu kích thích hệ thống thần kinh trung ương bài tiết của các chất dẫn truyền thần kinh như β-endorphin, encephalin, serotonin, dopamine, endomorphin-1, …dẫn đến tác dụng giảm đau, an thần, phục hồi chức năng vận động …2. Châm cứu thông qua các chất dẫn truyền thần kinh và các opioid receptor có tác dụng điều biến miễn dịch, giúp tăng cường khả năng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào 3. Châm cứu còn có tác dụng trên các chuyển hóa acid amin, lipid, carbohydrate, đặc biệt là tác dụng tiêu mỡ 4. Châm cứu cũng có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ thống cơ trơn, từ đó có tác dụng điều trị một số bệnh rối loạn tiêu hóa.
Theo PGS.TS. Cao Minh Châu, Trưởng bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội: Trong PHCN,châm cứu đóng vai trò quan trọng để cải thiện chức năng của bộ máy tiêu hóa như thực quản, dạ dày, đường ruột, chức năng của tuyến tụy, gan mật, chức năng nuốt…Châm cứu ứng dụng trong PHCN và điều trị một số rối loạn chức năng của hệ tiết niệu, sinh dục như cải thiện chức năng thận, bàng quang, tiền liệt tuyến, cải thiện chức năng của bộ máy sinh dục… Châm cứu giúp cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn như cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, cải thiện chức năng của mạch máu và một số tình trạng bệnh lý tuần hoàn khác. Bộ máy hô hấp được cải thiện chức năng rõ rệt sau châm cứu, đã được nhiều công trình khoa học chứng minh như cải thiện chức năng hô hấp ở nhũng người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, các rối loạn chức năng thông khí do phổi, phế quản hay thần kinh điều khiển hệ hô hấp.
Sau cùng, nhưng dễ thấy nhất là vai trò của châm cứu trong PHCN bộ máy vận động, bởitính hiệu quả và có nhiều bằng chứng nhất, thông qua các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh. Châm cứu điều trị PHCN các rối loạn chức năng cơ như co thắt cơ, co cứng cơ, vẹo cổ do co cơ. Các trường hợp bệnh lý khớp cũng được cải thiện chức năng sau châm cứu như đau và viêm khớp cột sống, đau và viêm các khớp ở tay chân, đau vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống. Các bệnh lý thần kinh ngoại biên như liệt dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa cũng được cải thiệnđáng kể sau châm cứu. Đấy là chưa nói đến châm cứu PHCN cho những người bị liệt do tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường gặp ở người có tuổi, đang là vấn đề thời sự ở mổi quốc gia do tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho gia đình và xã hội. Châm cứu và các phương pháp y học cổ truyền khác đã đưa lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mổi người khuyết tật và gia đình của họ.