Em năm nay 30 tuổi, đã có 1 con 15 tháng tuổi. Em không bị bệnh tiểu đường. Lần mang thai đầu cũng hoàn toàn bình thường. Hiện em đang có thai được 7 tháng.
Đi khám thai định kỳ thì bác sĩ cho biết thai to hơn bình thường, nghi ngờ bị tiểu đường và khuyên em nên đến Viện Nội tiết khám. Em thấy hiện nay ăn mau đói, tiểu nhiều hơn bình thường, cả hai chân hơi phù... Bác sĩ cũng khuyến cáo nếu để đường trong máu tăng cao có thể có nguy cơ sản giật. Em rất lo lắng vì điều này. Xin bác sĩ cho em biết triệu chứng của bệnh tiểu đường ra sao? Cách phòng ngừa như thế nào? Xin bác sĩ hãy cho em lời khuyên tốt nhất có thể. Em băn khoăn không biết, liệu ở tuổi thai này, có nên điều trị bằng thuốc Nam không? Xin cảm ơn bác sĩ nhiều.
Chào bạn.
Băn khoăn của bạn liệu có bị tiểu đường không khi thai to hơn bình thường cũng là điều đáng lo ngại. Để chắc chắn nên đi khám bác sĩ. Xét nghiệm máu sẽ khẳng định diều nghi ngờ của bạn đúng hay không. Nếu đường máu (glucose máu) tăng cao thì mới có thể khẳng định tiểu đường hay không.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao mà không có khả năng gây ra vấn đề cho bản thân, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi.
Bất kỳ mang thai có liên quan đến biến chứng, nhưng có thông tin tốt. Có thể quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nếu cần thiết, uống thuốc. Việc chăm sóc bản thân mình có thể giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho bản thân và sức khỏe cho em bé.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh
May mắn thay, bệnh tiểu đường thai kỳ thường ngắn ngủi. Lượng đường trong máu thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh.
Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ như sau: Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Hiếm khi bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra khát nước quá mức hoặc đi tiểu tăng lên.
Các triệu chứng của bạn như chân phù, đi tiểu nhiều là do thai nhi trong tử cung chén ép vào ổ bụng, gây hạn chế quá trình lưu thông máu nên gây phù hai chân do “xuống máu chân” mà thôi. Do thai nhi làm tăng áp lực trong ổ bụng, chèn ép vào bàng quang nên có thể gây cho bạn phải đi tiểu nhiều lần là vậy.
Nếu huyết áp cao, phù chân, xét nghiệm nước tiểu có protein thì cần phải theo dõi do nguy cơ “sản giật”.
Khi đang mang thai. Bạn nên đến khám thai theo hẹn của bác sĩ nhé. Theo dõi định kỳ giúp bạn sinh nở thuận lợi hơn. Bác sĩ còn có thể chẩn đóan, báo trước nhiều bệnh của thai nhi như bệnh tim bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, bệnh lý nhiễm sắc thể, down… ở thai nhi.
Chúc bạn “Mẹ được tròn, con được vuông” nhé!