SỬ DỤNG CHỈ KHÂU PHÃU THUẬT CẤY GHÉP VÀO HUYỆT ĐẠO CÔNG NGHỆ BẢN SẮC VIỆT MỞ RA HƯỚNG DI MỚI TRONG C

Hiện nay ở VN, công nghệ vi cấy ghép vào huyệt đạo “Bản sắc Việt” đã và đang phát triển. Sức khỏe Cộng đồng nhận được nhiều yêu cầu tìm hiểu từ độc giả về phương pháp cấy chỉ chữa bệnh không dùng thuốc này, phóng viên SKCĐ đã trực tiếp phỏng vấn thầy thuốc ưu tú, đại tá bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt do Ông phát triển.


TTƯT, đại tá BS Quách Tuấn Vinh là người có bề dầy nghiên cứu phát triển và ứng dụng việc sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo ở Việt Nam từ vài chục năm nay, nguyên là Chủ nhiệm quân y Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và là BS phòng y tế 10 – Ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe trung ương Đảng, hiện là giám đốc Trung tâm cấy chỉ – Phục hồi chức năng Minh Quang, cơ sở y tế đầu tiên ở VN chuyên nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo.
Công nghệ vi cấy ghép “Bản sắc Việt” và châm cứu Việt đã được giới thiệu tại Hội thảo y tế bản địa các nước tiểu vùng sông Mê Kông tại Thái Lan năm 2012 và Trung Quốc năm 2013, tạo được sự chú ý của các nước.
SKCĐ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 
 
PV: Trong y học, cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp chăm sóc sức khỏe con người. Là thầy thuốc có nhiều năm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng kỹ thuật cấy ghép chỉ khâu phẫu thuật và huyệt đạo, giám đốc Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang, xin BS cho biết cấy chỉ là gì? Công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt do Ông phát triển là gì, ưu điểm của công nghệ này như thế nào?
TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Trong lịch sử y học đã có phương pháp cấy ghép Phi – la – tốp vào một số vùng cơ thể có hiệu quả nâng cao sức khỏe, phương pháp này cũng đã được áp dụng ở VN từ những năm 50 trong kháng chiến chống Pháp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sau những năm 50 của thế kỷ trước, có nhiều hình thức tác động vào huyệt như thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt), từ châm (tác động vào huyệt bằng từ trường), laser châm (tác động vào huyệt bằng ánh sáng), điện châm (kích thích bằng xung điện)… đã được nghiên cứu và ứng dụng. Có thể coi đây là sự kết hợp hai nền y học, là sự phát triển của châm cứu nói riêng.
Phương pháp cấy chỉ đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 cuả thế kỷ trước. Cho nên nói cấy chỉ không còn là mới mẻ với y học cổ truyền Việt Nam. Nhưng do chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam nên còn có nhiều người chưa biết đến phương pháp điều trị – Phục hồi chức năng (PHCN) độc đáo này.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về cấy chỉ trong điều tri và PHCN. Viện Đông y trung ương đã cấy chỉ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (đã đăng trên tạp chí Y học thực hành từ nhưng năm 1970). Một số cơ sở y tế như BV103, BV trung ương quân đội 108, phòng quân y Tổng cục Chính trị, quân y quân đoàn 3, bệnh viện Châm cứu trung ương…đều có áp dụng cấy chỉ điều trị – PHCN một số chứng bệnh nhất định như hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng…
Trước hết, phải khẳng định cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp tác động lên huyệt, có xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 60 của thế kỷ trước. Có thể coi, việc sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo (người VN ta gọi nôm na là cấy chỉ, chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm…) là một sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật châm cứu. Trong lịch sử phát triển cấy chỉ vào huyệt đạo, có nhiều kỹ thuật khác nhau. Từ lúc sơ khai, các thầy thuốc dùng dao mổ, rạch da trên huyệt, vùi chỉ catgut vào huyệt, sau đó khâu da lại. Tiếp đó, là kỹ thuật dùng kim khâu da đưa chỉ khâu vào huyệt, sau đó cắt chỉ để lại catgut vắt qua huyệt đạo. Tiếp đó, người ta dùng kim chọc dò tủy sống để đau chỉ vào huyệt đạo. Công nghệ của BS Lê Thúy Oanh là dùng kim chuyên dụng để đưa chỉ vào huyệt đạo.
Hiện nay, ở VN và trên thế giới, cũng có nhiều công nghệ cấy ghép khác nhau. Thông thường là dùng kim chọc dò tủy sống hoặc kim chuyên dụng để cấy chỉ vào huyệt đạo. Các công nghệ cấy ghép đó đều có nhược điểm như gây đau, gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng do vô khuẩn kém …
Tại Trung tâm cấy chỉ – phục hồi chức năng Ming Quang, khắc phục những nhược điểm (gây đau, chảy máu nhiều…) của các công nghệ cấy ghép khác, công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt đã được nghiên cứu phát triển, áp dụng từ năm 2007. Công nghẹ vi cấy ghép Bản sắc Việt do người Việt nghiên cứu phát triển, mang bản sắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Công nghệ vi cấy ghép bản sắc Việt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong châm cứu, mở ra một hướng đi mới trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chúng tôi đánh giá cao công nghệ “bản sắc Việt” do thể hiện được tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
Thực tiễn đã chứng minh, với công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt, không những hạn chế được nhược điểm của các công nghệ cấy chỉ khác mà còn mở rộng phạm vi điều trị được nhiều bệnh, chứng. Hiệu quả của công nghệ này đã khác hẳn so với châm cứu truyền thống do tính ưu việt của nó là tác động, khích thích trường diễn lên huyệt đạo trong một khoảng thời gia nhất định theo ý định của thấy thuốc. Chỉ khâu phẫu thuật được dùng trong y khoa, có thể là chỉ tự tiêu, có thể là chỉ không tiêu, chậm tiêu…
 PV: Xin ông phân tích rõ hơn về tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của công nghệ vi cấy ghép hay còn gọi là ” cấy chỉ ”.
TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Trước hết, phải nói công nghệ vi cấy ghép bản sắc Việt có tính dân tộc. Từ cái nôi của y học phương Đông, chúng ta đã có những bước phát triển có tính dân tộc, có bản sắc riêng. Việt Nam làm một trong 5 nước được coi là những nước có nền châm cứu phát triển hàng đầu thế giới. Nhiêu thầy thuốc như Giáo sư Nguyễn Tài Thu, phó chủ tịch hội châm cứu quốc tế là thầy thuốc VN có đôi bàn tay vàng, được thế giới công nhận như một thần y, phương pháp mãng châm của GS Nguyễn Tài Thu đã đóng góp vào thành công của nền châm cứu nước nhà. Việc kết hợp hai nền y học là chủ trương của Đảng trong việc xây dựng và phát triển y tế Việt Nam.
Trong lịch sử châm cứu, người xưa cũng đã có phương pháp lưu châm, gài kim vào huyệt nhằm mục đích kéo dài sự kích thích vào huyệt đạo. Kế thừa được kinh nghiệm của tiền nhân, tạo được bản sắc riêng có tính dân tộc là một trong những ưu điểm của công nghệ này. Đây là một công nghệ do người Việt Nam phát triển thành công, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong châm cứu!
 Thứ hai, tính khoa học của công nghệ vi cấy ghép là việc kế thừa và phát triển của các nghiên cứu khoa học về bản chất của huyệt đạo và hệ kinh lạc. Trong y học cổ truyền phương Đông, con người là một chỉnh thể thống nhất, là một tiểu vũ trụ. Việc phòng và chữa bệnh được chú trọng vào gốc bệnh, chữa bệnh mà chỉ chữa vào ngọn bệnh thì không thể có hiệu quả cao. Ví dụ như, bệnh xương khớp phải chữa vào Thận do “thận chủ xương tủy”…Ngày nay, không chỉ ở VN, trên thế giới cũng đã có nhiều quốc gia, nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh được bản chất của châm cứu, của tác động trên các huyệt đạo bằng nhiều phương pháp khác nhau như từ châm, laser châm, thủy châm, điện châm…Dưới tác động của châm cứu, cơ thể tiết ra một hoạt chất nội sinh endorphine có tác dụng giảm đau gấp 200 lần morphine . Đây là một lý do chứng minh được hiệu quả của châm tê giảm đau, của việc châm cứu để cai nghiện ma túy…Hoặc khi châm cứu vào huyệt Nội quan, có tác dụng điều hòa được huyết áp. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, khi châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối, một hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau chống viêm được sinh ra và có nồng độ cao xung quang khu vực được châm cứu…Nhiều nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, cấy chỉ vào huyệt đạo có tác dụng điều trị béo phì, rối loạn mãn kinh, đau nửa đầu, động kinh, parkinson…
Thứ ba, có thể nói, với công nghệ vi cấy ghép, cấy chỉ vào huyệt đạo đã phát triển được tính đại chúng là do cong nghệ vi cấy ghép đã thể hiện được ưu điểm của nó, khắc phục nhược điểm gây đau và chảy máu của các công nghệ khác, tạo thuận lợi cho việc phát triển châm cứu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trước đây, cũng có những thầy thước áp dụng công nghệ cũ cho rằng, “cấy chỉ chỉ là một nghiên cứu đã qua, không phát triển tiếp”; hoặc “đừng có mang dao bầu ra mổ muỗi, đừng có bệnh gì cũng cấy chỉ vì cấy chỉ đau lắm”; hoặc “cấy chỉ chỉ là một biện pháp hỗ trợ sau liệu trình châm cứu” chứ không coi đó là một phương pháp điều trị độc lập…
Với công nghệ vi cấy ghép, có thể làm thay đổi tư duy khoa học, cần coi đây là một trong những phương pháp tác động lên huyệt đạo. Công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt dễ áp dụng trong thực tiễn do tính ưu việt của nó. Hơn nữa, cũng dễ phổ cập do phương tiện kỹ thuật sẵn có, không nhất thiết phải dùng kim chuyên dụng như các công nghệ khác. Tùy tình hình bệnh lý, thầy thuốc có thể sử dụng chỉ khâu tự tiêu hoặc chậm tiêu, không tiêu trong điều trị.
 PV: Hiện nay, trên thế giới phương pháp cấy chỉ có phát triển không, có nhiều nước áp dụng không? Xin Ông cho biết, tại sao cấy chỉ – công nghệ vi cấy ghép vào huyệt đạo Bản sắc Việt đã mở ra một hướng đi mới trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân?
TTƯT BS Quách Tuấn Vinh:
Cho đến nay, có thể nói Trung Quốc là nước có nhiều nghiên cứu về cấy chỉ trong điều trị và PHCN đã được báo cáo. Tôi đã được đọc nhiều nghiên cứu về cấy chỉ như cấy chỉ điều trị parkinson, nhức đầu do mạch máu, đau thắt ngực, viêm loét đại tràng, Alzheimer, hội chứng tiền kinh nguyệt…của các nhà khoa học Trung Quốc.  Tại Hungary, bác sĩ Lê Thúy Oanh cũng là người đã nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật cấy chỉ điều trị – PHCN cho nhiều bệnh chứng khác nhau và đã thu được nhiều kết quả. Và tại Hungary, phương pháp cấy chỉ đã được đưa vào chương trình giảng dậy y khoa và được coi là một phương pháp điều trị chính thống. Nhiều nước khác cũng đã có áp dụng cấy chỉ vào huyệt đạo nhằm mục đích chữa bệnh như Ấn Độ, Nga, Đức…
Tại Hội thảo Me Kông Sante kỷ niệm 110 năm thành lập đại học y Hà Nội, giáo sư Tống (Trung Quốc) cho biết: Đúng là cấy chỉ vào huyệt có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng hiện nay ở Trung Quốc, cấy chỉ vào huyệt không phát triển lắm và cũng không chữa được nhiều bệnh lắm!
Với kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt và thực tiễn điều trị – PHCN tại Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang (số 2 ngõ 12b Lý Nam Đế – Hà Nội), trên 50 ngàn lượt bệnh nhân với đủ mọi bệnh chứng được khám và điều trị bằng công nghệ này, kết quả điều trị vượt ngoài sự mong đợi! Nhiều bệnh có chỉ định ngoại khoa như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, cấy chỉ giúp cho người bệnh không phải phẫu thuật. Nhiều bệnh rất khó khăn trong điều trị – PHCN như bại não, di chứng liệt (do nhiều nguyên nhân), động kinh, parkinson, thoái hóa cơ tủy…đã được điều trị – PHCN thành công bằng công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt. Bệnh tự kỷ hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng cũng có kết quả tốt, giảm và hết tăng động, nói được, nhận thức được…mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.
Công nghệ VCG BSV đã mang lại một hiệu quả kinh tế y tế, một giải pháp giảm tải cho ngành y tế nếu phổ cập được đến y tế cơ sở!
Với công nghệ Bản sắc Việt, cấy chỉ có thể thay thế châm cứu truyền thống, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu thời gian khám bệnh và điều trị của cả bệnh nhân và thầy thuốc, nhiều bệnh có chỉ định ngoại khoa vẫn có thể điều trị ngoại trú được.
 PV: Nhiều bạn đọc, thậm chí nhiều thầy thuốc còn rất mơ hồ về phương pháp cấy chỉ, thậm chí là phủ nhận hiệu quả của nó. Xin ông cho biết, cơ sở khoa học của cấy chỉ như thế nào? Sự khác biệt của cấy chỉ vào huyệt đạo với châm cứu truyền thống như thế nào?
TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Khác với châm cứu truyền thống, sự tồn lưu của chỉ khâu phẫu thuật tại huyệt đạo trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống (giảm đau)…Theo y học hiện đại, cũng như châm cứu, cấy chỉ cũng có tác dụng kích thích theo cơ chế thần kinh thể dịch. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cấy chỉ có tác dụng giảm đau, an thần, điều hòa thể dịch, giãn nở mạch máu, kích thích tái tạo thần kinh, điều hòa trương lực cơ, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ …
Đúng là hiện nay có nhiều người bệnh, thậm chí nhiều thầy thuốc còn mơ hồ về cấy chỉ vào huyệt đạo và hiệu quả của nó. Có nhiều lý do: trước hết, có thể nói do nhược điểm gây đau, gây chảy máu, khó khăn trong thực hiện …của công nghệ cấy chỉ cũ, vì vậy cấy chỉ vào huyệt rất ít được áp dụng và, thậm chí không có trong giáo trình giảng dậy y khoa. Thứ hai, cũng do hạn chế không thể cấy chỉ vào nhiều huyệt đạo do gây sưng nề huyệt cấy mà cấy chỉ vào huyệt đạo dần dần bị lãng quên. Một số thầy thuốc cho rằng “ Cấy chỉ là cái đã nghiên cứu, cái đã qua, không phát triển tiếp!”. Vì vậy, đây chính là những lý do ở VN và cả trên thế giới, cấy chỉ không phát triển được.
Bảo là cấy chỉ vào huyệt đạo có thể chữa được hoại tử chỏm xương đùi, thoát vị đĩa đệm, cũng đã có thầy thuốc bảo rằng: Làm gì có chuyện đó! Trộm nghĩ, nếu không có cơ sở khoa học thì làm sao cấy chỉ lại có thể chữa được bệnh, kể cả có khi là những bệnh mà y học hiện đại “botay.com”.
Thực ra, cấy chỉ vào huyệt đạo có cơ sở khoa học của nó. Dưới tác động vào huyệt đạo, cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch đã được khoa học chứng minh. Đừng nghĩ cấy chỉ là một cái gì đó. Thực ra nó chỉ là một hình thức tác động trên huyệt đạo, cũng như thủy châm, laser, điện châm…mà thôi.
 PV: Tại sao cấy chỉ vào huyệt lại có hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Phạm vi điều trị – Phục hồi chức năng của công nghệ cấy chỉ này là như thế nào?
TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, châm cứu có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh…là do coi cơ thể là một khối thống nhất. Nhân thân tiểu thiên địa. Chúng ta mắc bệnh là do âm dương mất thăng bằng. Người xưa có câu, âm dương thăng bằng, ấy là sức khỏe! Thông qua việc cấy chỉ vào huyệt đạo, chúng ta cũng lấy lại được sự thăng bằng (trong toàn cơ thể và giữa các tạng phủ…) mà đem lại sức khỏe cho người bệnh.
Người xưa cũng cho rằng “thống bất thông, thông thì bất thống” ý nói, khí huyết trong cơ thể bị ứ tắc sẽ gây đau, khai thông được sự ứ tắc đó thì sẽ hết đau. Các tạng phủ trong cơ thể cũng có mối quan hệ hết sức chặt trẽ với nhau. Mất đi sự tương quan đó, ắt cũng sẽ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ như “can khí phạm vị” là một thể bệnh trong đau dạ dày, can thuộc Mộc có thể khắc chế được vị thuộc thổ (cây cắm được rễ xuống đất) làm cho vị quản thống (đau dạ dày). Khi điều trị, người thầy thuốc cũng ví như ông tướng cầm quân dẹp giặc, biết “dụng huyệt như dụng binh thì trăm trận trăm thắng”.
Phạm vi điều trị – phục hồi chức năng của công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt khác với phạm vi điều trị – PHCN của cấy chỉ bằng các công nghệ khác. Do tính ưu việt của nó là có thể tác động được nhiều huyệt đạo trong một lần cấy ghép nên phối hợp được nhiều huyệt, vì vậy phạm vi điều trị – PHCN cũng được mở rộng. Tại Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang là cơ sở y tế đầu tiên ở VN chuyên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ này, chúng tôi đã áp dụng điều trị – PHCN thành công cho 250 bệnh chứng thuộc 19 nhóm bệnh lý khác nhau. Nhiều bệnh lý rất khó khăn trong điều trị – PHCN như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cơ tủy, bại não, Parkinson, tự kỷ, di chứng liệt sau viêm não – màng não…đã được điều trị – PHCN thành công. Thậm chí, có thể áp dụng cấy chỉ để điều trị – PHCN nhiều bệnh lý trong một lần điều trị. Do tính chất đa bệnh lý, nhất là ở người cao tuổi, người bệnh có thể cùng lúc mắc nhiều căn bệnh khác nhau như đau lưng, đau vai gáy do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm trên bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu cao, mạn kinh, thiếu máu não, đau thắt ngực…đều có thể điều trị – PHCN các bệnh nói trên chỉ trong một lần điều trị. Do vậy, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như không phải đi lại nhiều lần, không phải nằm viện do chỉ điều trị ngoại trú…Nếu là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thắt lưng, người bệnh có thể không phải phẫu thuật mà vẫn khỏi được bệnh.. bằng cấy chỉ công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt.
Một số nghiên cứu khoa học về điều trị – PHCN bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, liệt dây thần VII do lạnh bằng công nghệ vi cấy ghép cũng đạt kết quả cao trên 90%.
 PV: Ưu điểm và hiệu quả của ph­ương pháp này so với ph­ương pháp châm cứu thông thường? Cấy chỉ vào huyệt đạo có tác hại đến cơ thể hay không?
TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Cấy chỉ vào huyệt đạo với công nghệ vi cấy ghép đã tạo ra một cuộc các mạng trong châm cứu. Thực tiễn lâm sàng cho thấy có thể đánh giá phương pháp điều trị – PHCN này có nhiều ưu điểm so với châm cứu truyền thống:
Thứ nhất là hiệu quả điều trị cao hơn châm cứu.
Thứ hai là người bệnh và cả thầy thuốc đều tiết kiệm được thời gian do lần điều trị tiếp sau phải cách lần trước 15 – 20 ngày. Nếu điều trị bằng châm cứu thông thường, người bệnh thường phải châm cứu 10 -15 ngày, rồi nghỉ dăm bảy ngày, sau đó lại tiếp theo đợt điều trị thứ hai. Còn điều trị bằng cấy chỉ, lần điều trị tiếp sau phải cách lần trước 15-20 ngày, thậm chí lâu hơn tùy theo ý định của thầy thuốc. Vì vậy, với phương pháp này, người bệnh có thể tiết kiệm nhiều thời gian đi điều trị như châm cứu thông thường.
Thứ ba là nhiều bệnh có chỉ định ngoại khoa, hoặc một số bệnh khó …có thể vẫn có hiệu quả khi áp dụng công nghệ này.
PV: Xin bác sĩ cho biết, cấy chỉ có gây tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay không? Bác sĩ có lời khuyên đối với bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp cấy chỉ nh­ư  thế nào ? Bệnh nhân khi đến cấy chỉ cần chuẩn bị như thế nào để có hiệu quả tốt trong điều trị?
 TTƯT, BS Quách Tuấn Vinh:
Cấy chỉ là một hình thức châm cứu hiện đại, cần được thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền thực hiện. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, cấy chỉ không gây tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Liệu trình điều trị – PHCN thông thường khoảng 3- 5 lần cấy chỉ, mỗi lần cách nhau 15- 20 ngày. Liệu trình cụ thể cũng tùy theo tình hình bệnh lý và hiệu quả đáp ứng của mỗi người bệnh. Khi bệnh nhân đến khám và điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị, trước khi điều trị bằng cấy chỉ, người bệnh cần chú ý: Không ăn quá no, không uống rượu, không uống nước ngọt, cà phê…, không quá đói và không lao động thể lực quá sức, không quá mệt mỏi. Nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ trước khi điều trị và cần tắm rửa trước khi đến điều trị. Để tiện cho việc điều trị, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi.
Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần ngồi nghỉ tại phòng khám 10 – 15 phút và không lao động thể lực quá sức. Có thể tắm rửa 4 – 6h sau khi điều trị. Không nên ăn các loại thức ăn tanh như tôm, cua, cá, mực và đồ ăn nếp (xôi nếp, bánh trưng…).
Người già, người tàn tật, trẻ em cần có người nhà đưa đón đến phòng khám. Cần mang theo kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu; phim Xq; đơn thuốc đang điều trị (nếu có) để thầy thuốc tham khảo. Khi đến khám cần thông báo rõ các bệnh, chứng đã mắc hoặc đang mắc để thầy thuốc tiện cho việc xây dựng kế hoạch điều trị. Cần thông báo cho thầy thuốc tình trạng dị ứng với thuốc men, hóa chất …nếu có.
PV: Hy vọng rằng, với công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt sẽ đem lại hạnh phúc cho nhiều người bệnh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện tốt chủ trương kết hợp hai nền y học của Đảng trong phát triển y tế nước nhà.
Trân trọng cảm ơn BS đã chia sẻ với bạn đọc SKCĐ !
 
 
 
 
 

Nhạc nền