Hành trình chữa bệnh COPD của ông bác sỹ thú y bằng cấy chỉ huyệt đạo
Khi được điều trị khá thành công bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương pháp cấy chỉ, ông Hinh đã chia sẻ với nhiều người tại CLB của những người mắc bệnh này, nhưng họ không tin. Rất nhiều bạn bè của của ông ở đó, đến nay đã “ra đi” cả rồi.
Một trong 4 bệnh gây tử vong cao nhất
Chiều cuối tuần, tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang, người bệnh đến khám và điều trị rất đông. Tranh thủ lúc bệnh nhân đã vãn, thầy thuốc ưu tú Quách Tuấn Vinh ngồi chia sẻ với tôi đôi điều về trường hợp của ông Trần Đăng Hinh (70 tuổi, phường Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An) mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Ông Hinh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này từ 6 năm trước, sau khi được BS Vinh điều trị cấy chỉ, ông Hinh đã có những ngày tháng sống mạnh khỏe và vui vầy bên con cháu.
Ông Hinh tâm sự: “Trước đây tôi là sinh viên khóa 1 của Trường ĐH Lâm nghiệp 2, ra trường thì về quê làm bác sĩ thú y. Hiện tại tôi đã nghỉ hưu được nhiều năm. Năm 2010, tôi bị bệnh COPD và đã nằm điều trị ở Bệnh viện 103, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương gần một năm nhưng không hề có kết quả.
Các bác sỹ cũng đã nói với tôi, với căn bệnh này thì điều trị thuốc Tây chỉ đỡ chứ không bao giờ khỏi. Bởi đây là 1 trong 4 bệnh gây tử vong cao nhất ở loài người.
Nguyên nhân cơ bản là do tôi bị ho nhiều mà không đến bệnh viện khám, tự ý mua thuốc ho lung tung về uống Một thời gian sau đó, tôi bị dày phế quản và phổi tắc nghẽn. Tôi ho từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến Rằm tháng Giêng, thường là những cơn ho kéo dài vào buổi sáng, khi ho có khạc ra đờm nhầy màu trắng.
Những cơn ho dai dẳng khiến tôi tức ngực, sau đó thì khó thở khi gắng sức. Trước đó, tôi có tiền sử bệnh viêm phế quản nên năm ấy, tôi cứ nghĩ đơn giản là mình bị tái phát bệnh, uống thuốc vào rồi sẽ khỏi. Nhưng chẳng ngờ nó biến chứng nặng tới thế.
Ban đầu chỉ thỉnh thoảng khó thở, sau đó bệnh nặng hơn khiến việc di chuyển gặp khó khăn. Cơ thể tôi lúc nào cũng trong tình trạng mệt nhọc, thiếu sức.
Câu chuyện của ông bác sỹ thú y nghỉ hưu về bệnh phổi và những người bạn đã “ra đi”
Thầy thuốc ưu tú, Đại tá, BS Quách Tuấn Vinh đang hướng dẫn cấy chỉ điều trị cho bệnh nhân
Đêm đêm hầu như tôi không thể chợp mắt được, thường phải ngồi dựa lưng vào tường để thở. Mỗi lần phát bệnh, tôi chỉ biết uống thuốc Tây và thở khí dung. Điều trị ở bệnh viện gần một năm trời không thuyên giảm, tôi may mắn biết đến BS Quách Tuấn Vinh thông qua một người hàng xóm.
Phải công nhận, có được nền tảng sức khỏe của tôi như ngày hôm nay là nhờ điều trị bệnh ở trung tâm của BS Vinh, tôi cấy chỉ ở đó 7 lần. Sau khi điều trị cơ bản ở chỗ BS Vinh, tôi tiếp tục kết hợp cả uống thuốc, bệnh COPD thuyên giảm rất nhiều”.
Vừa cấy chỉ xong đã hết khó thở
Nói về căn bệnh COPD và quá trình điều trị bệnh bằng cấy chỉ, ông Hinh tiếp tục chia sẻ: “Ở gần nhà tôi cũng có vài người mắc phải chứng bệnh này, họ ra Hà Nội cấy chỉ, về nhà thấy tiến triển và đỡ hơn rất nhiều nên mách cho tôi.
Vậy nên tôi quyết tâm tìm đến chữa thử xem sao. Hôm đó, tôi đi xe khách ra tới bến Nước Ngầm rồi bắt xe sang phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Còn nhớ, lần đầu tiên tôi cấy chỉ vào ngày 11/11/2010. Lúc đó tôi đã không thở được, đi trên xe cảm thấy rất mệt mỏi.
Lạ là ngay lần đầu cấy chỉ xong, tôi thấy người khỏe mạnh ngay. Thấy phương pháp này có hiệu quả nên cứ 15 ngày sau theo lời dặn dò của BS, tôi tiếp tục bắt xe ra Hà Nội điều trị.
BS Vinh rất tài giỏi, có lần bệnh của tôi phát cấp lên, đang rất khó thở, tôi được đưa đến khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, nhưng tôi không đồng ý tới đó. Lúc sau, BS quyết định chuyển tôi lên Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương.
Khi lái xe vừa ra khỏi cổng Bệnh viện Bạch Mai, tôi yêu cầu được chở đến chỗ BS Vinh chứ không đi Viện Phổi nữa. Lúc đến đây, trong người tôi rất khó thở, mệt mỏi, đau nhức, chẳng leo nổi cầu thang, người thân phải dìu đi.
Thế mà, vừa cấy chỉ vào huyệt xong, bước ra khỏi phòng khám, tôi thấy khỏe mạnh, chẳng còn khó thở nữa, thậm chí là có thể vật nhau với người khác được.
Tại khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương tồn tại một câu lạc bộ sinh hoạt khá đều đặn và thành viên của nó là tất cả những người bị mắc căn bệnh đáng sợ này. Rất nhiều bạn bè của tôi ở đó, đến nay đều đã “ra đi” cả rồi. Khi được điều trị khá thành công bằng phương pháp cấy chỉ, tôi đã chia sẻ với họ, nhưng họ không tin.
Sau 7 lần cấy chỉ, bệnh của tôi ổn định, thuyên giảm rõ rệt. Từ đó tới nay, tôi không phải đến BV điều trị một lần nào và cũng không hề xuất hiện những đợt khó thở cấp nữa. Thi thoảng, khi thời tiết giao mùa thì có ho và hơi tức ngực một chút. Những lần như vậy tôi chỉ uống thuốc và dùng khí dung là ổn.
Tôi đánh giá cao kết quả cấy chỉ vào huyệt đạo của BS Quách Tuấn Vinh. Hiện tại sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường, đêm ngủ ngon giấc. Sinh hoạt, ăn uống chẳng phải kiêng khem, chỉ có bia rượu là đặc biệt không được uống.
Tôi vẫn hay gọi điện hỏi thăm sức khỏe BS Vinh, ông còn động viên tôi ra cấy chỉ nhắc lại một vài lần cho hết hẳn và sẽ điều trị hoàn toàn miễn phí cho. Tuy nhiên, hiện tôi vẫn chưa sắp xếp được thời gian”.
COPD là thách thức của y học
Thầy thuốc ưu tú, đại tá, BS Quách Tuấn Vinh
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá, BS Quách Tuấn Vinh, Giám đốc Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang, cho biết, theo tài liệu nước ngoài (Lancet): Năm 2013, COPD đã ảnh hưởng đến 329 triệu người hoặc gần 5% dân số toàn cầu. Bệnh thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trên 40 ở cả 2 giới.Năm 2013 đã có 2,9 triệu ca tử vong, tăng từ 2,4 triệu người chết vào năm 1990. Hơn 90% các ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Số người chết được dự báo sẽ tăng hơn nữa vì tỷ lệ hút thuốc cao ở các nước đang phát triển , và tình trạng già hóa dân số ở nhiều quốc gia.
Nó dẫn đến chi phí kinh tế ước tính khoảng 2,1 nghìn tỷ đô trong năm 2010. Bệnh dần dần tồi tệ hơn theo thời gian và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
COPD có thể dẫn đến nhiều biến chứng như hạn chế hoạt động thể lực (khó đi bộ hoặc leo cầu thang), không có khả năng lao động, thường phải cấp cứu hoặc nằm viện qua đêm, hay mắc các bệnh mãn tính khác như viêm khớp, suy tim sung huyết, tiểu đường, bệnh tim, mạch vành, đột quỵ hen suyễn, trầm cảm hoặc rối loạn tinh thần hay cảm xúc khác, hay nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ.
Bệnh nhân mắc bệnh này không nên tham gia vào các hoạt động xã hội như đi ăn tiệm, đi lễ, dự các sự kiện nhóm với bè bạn…
Là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt, thầy thuốc ưu tú Quách Tuấn Vinh nói: “COPD hiện đang là thách thức của y học. Căn bệnh này đưa bệnh nhân đến tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm phổi, thường xuyên phải gắn với bệnh viện và tuổi thọ bị rút ngắn.
Thật may mắn là công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt đã mang lại một cơ hội lớn cho người bệnh. Hầu hết bệnh nhân COPD điều trị tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang đều đã ổn định, thậm chí là khỏi bệnh”.
Bài viết liên quan
- CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT - CA LÂM SÀNG HAY: HEN PHẾ QUẢN
- CHỮA BỆNH LIỆT MẠT BẰNG CẤY CHỈ VÀO HUYỆT
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐEM LẠI NIỀM HẠNH PHÚC CHO NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM XOANG
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ KỶ
- ĐAU LƯNG, ĐAU VAI GÁY CHỮA KHỎI BẰNG CẤY CHỈ VÀO HUYỆT
- TIỂU ĐƯỜNG, MỠ MÁU CAO...ĐIỀU TRỊ TỐT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ VÀO HUYỆT
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT PHỤC HỒI DI CHỨNG LIỆT SAU ĐỘT QUỴ
- HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI ĐIỀU TRỊ TỐT BẰNG CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐẠO
- Khỏe đẹp tuổi mãn kinh nhờ cấy chỉ vào huyệt
- CẤY CHỈ VÀO HUYỆT CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN