Cấy chỉ huyệt đạo điều trị được nhiều bệnh nan y, mãn tính

CẤY CHỈ LÀ MỘT HÌNH THỨC CHÂM CỨU HIỆN ĐẠI CÓ NHIỀU ƯU ĐIỂM.


http://baodientu.chinhphu.vn/Bi-an-Khoa-hoc-Cong-nghe/Cay-chi-huyet-dao-dieu-tri-duoc-nhieu-benh-nan-y-man-tinh/137647.vgp   10/05/2012
 
 
 Tại tọa đàm “Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính” vừa tổ chức tại Hà Nội (tháng 4/2012), PGS tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, giám đốc chuyên môn BV Medlatec đã khẳng định: Cấy chỉ có cơ sở khoa học là châm cứu. Dưới tác động vào huyệt đạo, cơ thể có nhiều biến đổi về thần kinh, thể dịch; các chất nội sinh được tăng tiết, thay đổi đáp ứng miễn dịch...thông qua đó cấy chỉ có tác dụng chữa bệnh.
Xu hướng chung trong chữa bệnh trên thế giới là quay trở về với tự nhiên. Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc và thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên đã và đang là một xu hướng của thời đại. Cấy chỉ vào huyệt đạo là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Cấy chỉ còn có một số tên gọi khác như chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm…Chỉ phẫu thuật được sử dụng trong cấy ghép thông thường là catgut chromic, một loại chỉ có khả năng tự tiêu 15 đến 20 ngày sau khi cấy ghép. Cấy chỉ được coi là một bước tiến của phương pháp châm cứu.
Hiện nay có nhiều nước áp dụng phương pháp cấy ghép vào huyệt đạo như Trung Quốc, Hungary, Đức, Indonesia, Nga, Ấn Độ, Tây Ban Nha...
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Volker Baumgarten, một chuyên gia về huyệt đạo ở Đức cho rằng cấy ghép vào huyệt đạo đã tạo ra một cuộc cách mạng trong châm cứu.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp vi cấy ghép trên huyệt loa tai (auricular acupuncture implant). Phương pháp này có tầm quan trọng có thể thay thế cho phương pháp điều trị thông thường.
Trung Quốc là nước có bề dày cấy chỉ vào huyệt, cũng là nơi xuất xứ phương pháp chữa cấy chỉ vào huyệt đạo. Hiên nay, có nhiều nghiên cứu sâu về cấy chỉ tại các cơ sở y tế.
Theo Tiến sĩ Ulrich Werth, Trung tâm cấy ghép vào huyệt đạo (Center implant acupuncture) ở Đức: Khác với châm cứu truyền  thống, cấy ghép vào huyệt đạo đã  tạo ra một kích thích liên tục. Kích hoạt hệ  thông tin của cơ thể, là kích hoạt  mạng lưới điều khiển học của các phản ứng thể chất, tinh thần và trí tuệ... thông qua việc dẫn truyền xung động thần kinh, vì vậy có thể kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, tăng cường đáp ứng miễn dịch và dẫn truyền thần kinh...
Nhiều bệnh viện lớn áp dụng 
Cấy chỉ được du nhập vào nước ta từ những năm 1970. Một số bệnh viện như Viện Châm cứu Trung ương, Viện Đông y trung ương, Bệnh viện quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 … đã nghiên cứu và áp dụng.  Đồng thời, cũng đã có một số nghiên cứu khoa học ứng dụng cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản, viêm loét dạ dày tràng…
Viện Châm cứu Trung ương đã nghiên cứu cấy chỉ từ năm 1982, đến nay vẫn đang áp dụng kỹ thuật này với mục đích hỗ trợ điều trị sau liệu trình châm cứu.
Công nghệ cấy chỉ cũ do kỹ thuật còn nhiều khiếm khuyết, thường dùng kim troca (kim chọc dò tủy sống) có kích thước to, khiến bệnh nhân đau, chảy máu và chỉ cấy được ít huyệt trong một lần điều trị. Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân gây hạn chế sự phát triển của công nghệ độc đáo này.
Tại Trung tâm cấy chỉ - phục hồi chức năng Minh Quang, bác sĩ Quách Tuấn Vinh đã chủ động cải tiến công nghệ cấy ghép chỉ khâu phẫu thuật vào huyệt đạo “Bản sắc Việt”. Cơ sở này đã xây dựng quy trình kỹ thuật cấy chỉ hoàn thiện, giúp quá trình cấy chỉ trở nên đơn giản hơn, hạn chế các khiếm khuyết của các công nghệ cấy chỉ khác gây ra như gây đau, gây chảy máu, dễ nhiễm trùng…nên giảm thiểu sự đau đớn và chảy máu, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho hay: Theo y học hiện đại, cơ chế của châm cứu là cơ chế thần kinh thể dịch. Dưới tác động vào huyệt đạo sẽ năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích phục hồi thần kinh cơ, điều hòa nội tiết, điều hòa huyết áp, điều chỉnh trương lực cơ vân và cơ trơn, tăng tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm; kích thích tăng tiết morphin nội sinh...từ đó mà có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh.
Bản sắc Việt
Từ những đổi mới công nghệ cấy ghép, Trung tâm cấy chỉ, phục hồi chức năng (PHCN) Minh Quang đã thực hành thành công trên 250 mặt bệnh, thuộc 18 nhóm bệnh lý qua nghiên cứu điều trị.
Nhiều bệnh khó như di chứng liệt sau đột quỵ ,viêm não màng não, tự kỷ, thoát vị đĩa đệm cột sống, teo thần kinh thị, thoái hóa cơ tủy, tiểu đường, các di chứng của bệnh ung thư đã được điều trị đạt kết quả...
Trong đó có một số bệnh có kết quả cao như: Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, tỷ lệ đáp ứng với điều trị lên tới 93,33%, trong đó kết quả tốt và khá đạt 75%; Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có kết quả trên 90 %..
Ưu điểm của công nghệ cấy chỉ “Bản sắc Việt” là kích thích huyệt đạo liên tục, nhưng với mức độ, giới hạn hợp lý trên từng cơ thể. Thủ thuật này đã rút ngắn quá trình điều trị. Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa cấp và mạn tính chỉ phải điều trị ngoại trú,  lần điều trị tiếp sau cách lần trước 15 đến 20 ngày, đợt điều trị cơ bản 3 đến 5 lần, hiệu quả cao hơn so với châm cứu truyền thống. Đây có thể được coi là một biện pháp “giảm tải” cho ngành y tế, dễ phổ cập ở các cơ sở y tế có chuyên khoa đông y, nâng cao hiệu quả về kinh tế xã hội và kinh tế y tế...
Hội Đông y Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm công nghệ cấy ghép “Bản sắc Việt”. Thầy thuốc ưu tú BS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch hội Đông y Hà Nội, ủy viên thường vụ Hội đông y Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm “Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính” cũng đã kỳ vọng sự phát triển Trung tâm cấy chỉ - phục hồi chức năng Minh Quang trở thành một Bệnh viện chuyên ngành về cấy chỉ vào huyệt đạo.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Quách Tuấn Vinh, giám đốc Trung tâm cấy chỉ - phục hồi chức năng Minh Quang, phó chủ tịch hội Đông y quận Hoàn Kiếm Hà Nội nhận định: Khả năng phổ biến và áp dụng công nghệ mới là khả thi, an toàn cao cho người bệnh, cần được sự quan tâm của xã hội và ngành y tế. Các bệnh viện, các cơ sở y tế cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ cấy ghép, nâng cao hiệu quả điều trị - phục hồi chức năng cho người bệnh.
  Vĩnh Tiến

 

Nhạc nền